Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka

Thứ tư, ngày 02/06/2021 07:01 AM (GMT+7)
Mahout (quản tượng) là người thuần dưỡng, huấn luyện, nuôi voi. Cũng như nhiều nghề khác ở các nước đang phát triển, nghề nuôi voi ở Sri Lanka là cha truyền con nối trong một số gia tộc khá có tiếng ở ven sông Mahaweli.
Bình luận 0
Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 1.

Một gia đình Mahout chăm sóc những chú voi thân thiết trên sông Mahaweli. (Ảnh tư liệu chụp vào khoảng thập niên 1910/Getty)

Những gia tộc Mahout cha truyền con nối danh tiếng về nuôi và dạy voi ở ven sông Mahaweli

Con trai các gia tộc Mahout nổi tiếng về kỹ năng thuần hóa và nuôi dưỡng voi ở ven sông Mahaweli (có nghĩa là "sông Đại Cát", dài nhất Sri Lanka - 335km) được truyền nghề từ khi còn nhỏ. Mỗi người được nhận một con voi và được huấn luyện để xây dựng mối quan hệ thân thiết gắn bó với voi suốt đời.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 2.

Thời nay những chú voi cùng Mahout xuất hiện tại các "Perahera" (Lễ hội) luôn là điểm nhấn cuốn hút khách du lịch. (Ảnh: thepetitionsite)

Voi và Mahout từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tại nhiều khu vực kéo dài từ Nam Á tới Đông Nam Á. Với nghề quản tượng truyền thống, thời nay các Mahout còn được thuê làm việc trong ngành lâm nghiệp, khai thác gỗ và du lịch.

Thời trước Sri Lanka đã phát triển văn hóa truyền thống vừa bảo tồn vừa khai thác voi châu Á - nguồn động vật hoang dã quý giá nhất của nước này, bao gồm cả khai thác sức mạnh của voi như một nguồn lao động, giúp phát triển kinh tế cơ sở.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 3.

Một Mahout phun nước cho đàn voi tắm trên sông tại trại voi con mồ côi ở Pinnawala - nơi cách Thủ đô Colombo khoảng 90km. (Ảnh: Getty)

Nhưng từ năm 1948 Chính phủ Sri Lanka đã cấm săn bắt voi, chỉ cho phép bắt giữ voi con hoang dã mổ côi hoặc bị thương để duy trì quần thể voi thuần hóa cần thiết cho thực hành các nghi lễ và nghi thức Phật giáo.

Nghề thuần hóa voi ở Sri Lanka, theo các tài liệu lịch sử, bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Khi đó voi được thuần hóa là tài sản độc quyền của các Quốc Vương, còn nếu người khác săn bắt voi không được phép là phạm trọng tội.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 4.

Mahout và voi gắn bó với nhau suốt cuộc đời. (Ảnh: Getty)

Phật giáo - tôn giáo chủ yếu của người Sinhalese - dân tộc chiếm đa số ở Sri Lanka ngày nay - coi voi gần như là con vật linh thiêng. Bởi thế voi được mang Xá lợi Phật trong các nghi thức và nghi lễ tôn giáo, nhờ đó cả Mahout và chủ sở hữu voi cũng được ghi nhận công đức.

Xá lợi (hay Xá lị, Thánh tích) là những hạt nhỏ có dạng viên tròn giống như ngọc trai hay pha lê, hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi tạ thế của các vị cao tăng Phật giáo.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 5.

Những chú voi "phục sức" lộng lẫy, dưới sự điều khiển của các Mahout lành nghề, thường tham gia nghi thức rước Xá lợi Phật trong các lễ hội Phật giáo. (Ảnh: visitkandysrilanka)

Lễ rước Thánh tích Răng thiêng và màn trình diễn voi đặc sắc

Màn trình diễn voi (cùng với Mahout) hấp dẫn nhất Sri Lanka là tại lễ kỷ niệm Phật giáo lớn nhất trong năm "Kandy Esala Perahera".

Tại đây "The Esala Perahera" (chương trình biểu diễn Voi) thu hút ngày càng đông người dân và khách du lịch tới Kandy - thành phố lớn ở miền Trung Sri Lanka, nơi nổi tiếng với các địa điểm Phật giáo linh thiêng, nổi bật nhất là đền "Sri Dalada Maligawa" thờ Thánh tích Răng thiêng.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 6.

Một vũ điệu sôi động trong lễ hội "The Esala Perahera". (Ảnh: Stephen Nguyen)

Xuất hiện trong lễ hội "The Esala Perahera" là hàng trăm chú voi "phục sức" xa hoa lộng lẫy, được các Mahout cùng một số giới chức mặc trang phục Sinhalese truyền thống dẫn dắt, oai phong diễu hành trên các đường phố cổ có niên đại từ thời Vương quốc Sinhalese Cổ đại.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 7.

Voi và Mahout cùng cầu nguyện tại lễ hội "Kandy Esala Perahera". (Ảnh: Getty)

"Kandy Esala Perahera" còn được gọi là Lễ hội Răng thiêng, là lễ rước lịch sử đã trở thành một biểu tượng độc đáo của Sri Lanka.

"Kandy Esala Perahera" được tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 với ý nghĩa cầu xin thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, đồng thời cũng nhằm tỏ lòng tôn kính Thánh tích Răng thiêng của Đức Phật.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 8.

"Kandy Esala Perahera" là lễ rước lịch sử đã trở thành một biểu tượng độc đáo của Sri Lanka. (Ảnh: visitkandysrilanka)

Kandy Esala Perahera rất hấp dẫn với các vũ điệu lửa, roi, Kandian… và kết thúc bằng lễ Cắt nước ("diya-kepeema") truyền thống.

Thánh tích Răng thiêng được đưa đến Ceylon (tên cũ của Sri Lanka) vào năm 310 sau Công nguyên, với màn trình diễn Voi đầu tiên diễn ra tại Anuradhapura - một trong những kinh đô cổ của Sri Lanka, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1982.

Sững sờ trước những màn trình diễn hấp dẫn của các Mahout cùng dàn voi “thiêng” Sri Lanka - Ảnh 9.

Người Sri Lanka tin rằng nước được lấy từ lễ Cắt nước "diya-kepeema" là nước thiêng, nên chạm vào hoặc tắm trong nước thiêng sẽ loại bỏ được hết "ma quỷ". (Ảnh: cyberspaceandtime)



Linh Quyên (Visitkandysrilanka, Srilankalocaltours…)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem