Cặp khế bonsai “khủng” này thuộc sở hữu của một đại gia ở TP Việt Trì (Phú Thọ). Vị chủ nhân này kể lại, cặp kế này được ông mua của người dân rồi về thuần dưỡng trên ang. Khi mới đưa về trồng, cặp khế “khủng” này có biểu hiện héo lá sắp chết, ông đã phải dày công chăm sóc để cặp khế quen trên đất mới. Không chỉ đẹp về thế với hàng trăm quả lúc lỉu, cặp khế này còn khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải ứa nước miếng, nhớ về quê hương…
Cây khế cổ thụ sai trĩu, quả vàng óng, bóng mượt khiến ai nấy đều ứa nước miếng.
“Những năm đầu, cặp khế chỉ có lác đác vài quả, tôi phải dùng các biện pháp kỹ thuật can thiệp như hãm cây phát triển, kích thích ra nhiều hoa và hỗ trợ thêm thuốc đậu quả. Thời điểm này quả đã rụng đi nhiều, chứ hồi Tết Nguyên đán toàn cây quả vàng óng trông rất đẹp mắt” – vị chủ nhân này cho biết.
Vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, nhưng đầy sức sống của cây khế bonsai cổ khiến ai thấy cũng phải xuýt xoa.
Gốc khế to tới 2 người ôm, vỏ sần, xù xì, hốc hác trông rất đẹp mắt.
Chủ nhân của cây khế này cho biết, vào dịp Tết Nguyên đán, có rất nhiều khách đến hỏi mua, hoặc thuê chơi Tết với giá lên đến hàng chục triệu đồng, nhưng ông quyết không bán, mà chỉ cho thuê với giá 30 triệu đồng. Sau Tết, ông lại đưa đem chúng về trồng và chăm sóc.
Mặc dù thân gốc già nua, hốc hác, nhưng những cành nhỏ ở gốc cây vẫn có rất nhiều quả khế to chín mọng.
Từ gốc tới ngọn, tất cả các cành đều sai trĩu quả.
Mặc dù 2 cây khế sai trĩu quả, quả căng mọng như vậy, nhưng theo chủ nhân của nó thì: “Tôi để tôi ngắm, chứ tôi không ăn”.
Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, cặp kế này có một điểm chung là gốc rất to, thân xù xì, rêu phong, hốc hác, toát lên vẻ cổ kính. Mặc dù thân cây “già nua”, nhưng vẫn nảy ra các cành khỏe khoắn, uốn lượn rất đẹp mắt và cành nào quả cũng trĩu cành. Khác với những cây khế khác, quả của cây khế này khá đều và nhỏ, có màu vàng óng và bóng mượt.
Thân cây có rất nhiều nốt sần, hốc hác, chứng tỏ cây đã có tuổi thọ cả trăm năm.
Theo những người có kinh nghiệm chơi cây cảnh, cây bonsai thì cặp khế này có thế trực làng, hay trực cổ, có tuổi thọ khoảng hơn 100 năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.