Tại sao "mùng Một tết cha, mùng Hai tết mẹ, mùng Ba tết thầy"?

Thứ sáu, ngày 31/01/2014 07:30 AM (GMT+7)
Nhà cha là nhà bên họ nội. Ngày mùng Một thiêng liêng nhất nên ai cũng về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng.
Bình luận 0
Cũng vậy, ngày mùng Hai, lại kéo cả nhà về bên họ ngoại, cố thực hiện cho bằng được ý nghĩa đoàn tụ truyền thống trong mấy ngày Tết nhứt.
(Ảnh minh họa - Nguồn: PNTP)
(Ảnh minh họa - Nguồn: PNTP)

Ai cũng hiểu, cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục, còn dạy dỗ cho nên người hữu dụng chính là thầy học của mình, do đó ngày mùng Ba thì học trò đồng môn rủ nhau đến viếng thầy (dạy chữ hoặc dạy nghề). Họ mang theo lễ vật để tỏ chút lòng. Thầy trò làm thơ, nói chuyện văn chương hoặc trao đổi chuyện làm ăn, nghề nghiệp rất vui vẻ, bổ ích.

Do mọi việc xã giao, chúc tụng đều tập trung cho kịp trong ba ngày Tết, nếu để “ra ngoài ngày” (tức từ mùng Bốn trở đi) sẽ giảm mất ý nghĩa, nhất là về mặt tình cảm, tôn kính quý trọng, cho nên người ta cũng sắp xếp có người trực ở nhà vừa không để trống vắng lạnh lẽo, vừa cũng để tiếp khách.

Do đó có quy ước truyền thống “Mùng Một Tết cha, mùng Hai Tết mẹ, mùng Ba Tết thầy”, nên bạn bè muốn đến vui chơi trong ba ngày này đều nhất thiết phải hẹn trước, thích hợp nhất là chiều tối.
Nguyễn Hữu Hiệp (Nguyễn Hữu Hiệp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem