Và Ankur Patel, Giám đốc đầu tư của R-Squared Macro, cho rằng ở đó có nhiều yếu tố khiến các nhà đầu tư quyết định rút một số lượng tiền lớn như vậy:
1. Trung Quốc
Trung Quốc vừa trải qua một cuộc “di cư tiền” lớn nhất từ trước tới nay. Các nhà đầu tư đã rút gần 7 tỷ USD từ ngân quỹ Trung Quốc trong những tuần qua, theo Công ty dữ liệu tài chính EPFR.
Động thái rút tiền của các nhà đầu tư xảy ra sau khi nhà cung cấp chỉ số MSCI thông báo rằng họ sẽ không giao dịch cổ phiếu ở Thượng Hải và Thâm Quyến theo tiêu chuẩn toàn cầu do những lo ngại về thị trường Trung Quốc.
Ảnh: Internet
2. Ngân hàng Thế giới
Cũng trong tuần này, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2015 đối với thị trường toàn cầu, bao gồm cả các thị trường mới nổi. WB cũng cảnh báo rằng các thị trường mới nổi hiện nay đang phải đối mặt với một "cơ cấu chậm lại”.
3. Trái phiếu Đức
Một yếu tố quan trọng khác chính là sự tăng vọt trong lợi suất trái phiếu tại các thị trường phát triển, đặc biệt là trái phiếu Đức, trong tuần này.
Vào đầu năm nay, trái phiếu của Đức đã hạ thấp xuống mức kỷ lục sau 10 năm. Nhân cơ hội đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã làm ngập thị trường với đồng euro bằng việc mua trái phiếu của Đức và các nhà quản lý tài sản đã đầu tư bằng đồng euro trên khắp thế, bao gồm cả tài sản của thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, khi xu hướng đó bắt đầu đảo ngược, họ đã nhanh chóng rút hết tiền.
3. Đơn vị tiền tệ
Cuối cùng, Goldman Sachs đã lưu ý rằng: “tiền tệ chính là nguyên nhân chính”
Đồng đô la Mỹ tăng tỷ giá mạnh mẽ về cơ bản đã dẫn đến sự mất giá của các đồng tiền trong thị trường mới nổi. Theo Patel, điều này giống như một hiệu ứng tiêu cực.
Các nhà đầu tư EM đã bị lỗ vốn khi tham gia đầu tư bởi vì tiền tệ của họ đã trượt giá.
Patel đánh giá rằng khi đồng đô la tăng giá, thì đó không chỉ là vấn đề đối với thị trường mới nổi mà nó còn khiến cho tất cả các loại tiền tệ khác, không phải tiền tệ của thị trường mới nổi, giảm giá.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.