Trên thực tế, xây dựng tàu sân bay là một hệ thống công trình cực lớn, là sự thể hiện năng lực chế tạo chỉnh thể của cả một quốc gia. Nếu không có năng lực chế tạo công nghiệp và khả năng tài chính hùng hậu hỗ trợ thì muốn chế tạo tàu sân bay chỉ là một người bệnh nói mơ.
Một tàu sân bay là một tài sản của quốc gia như vậy cho nên nhân viên phục vụ trên tàu sân bay được lựa chọn kỹ lưỡng mà việc bảo dưỡng cho tàu cũng được làm rất cẩn thận. Tuy nhiên ở trên tàu sân bay vẫn nuôi mèo là điều khiến mọi người thấy khó hiểu.
Thực ra tàu sân bay làm bằng sắt thép nên không sợ bị chuột cắn thủng mà chìm. Tuy nhiên các dây điện trên tàu thì lại thường là thứ đồ để cắn phá ưa thích của lũ chuột, chỉ cần hư hại một chút là có thể khiến toàn tàu mất điện, thậm chí bị hỏa hoạn. Ngoài ra chuột còn có thể làm tổ ở một số nơi mà rõ ràng là không hợp lắm với sở thích của chúng, chẳng hạn như trong nòng pháo, tủ phân phối điện. Do đó nên đến chiến tranh thế giới thứ 2, việc nuôi mèo trên tàu vẫn có tác dụng không thể xem nhẹ.
Việc nuôi mèo diệt chuột trên tàu, ngoài tác dụng ngăn chặn những vi trùng do chuột mang đến còn có tác dụng nữa là ngăn chặn chuột phá hoại thực phẩm dự trữ trên tàu. Bởi vì mỗi lần tàu đi biển không phải đi một hai ngày cho nên thực phẩm dự trữ là một vấn đề rất quan trọng.
Đến thời hiện đại, các biện pháp phòng chuột trên tàu càng ngày càng khắt khe. Phòng ốc trên tàu có kết cấu ngăn chặn triệt để khả năng chuột ẩn núp làm tổ. Thêm vào đó các chế độ an toàn trên tàu ngày càng tiến bộ, việc kiểm dịch động thực vật lên tàu ngày càng nghiêm ngặt. Mặt khác loài mèo bẩm sinh thích đi loanh quanh khám phá những nơi chưa biết và cũng thích mài vuốt vào những vật thể bằng gỗ hoặc dây điện. Do đó một số quốc gia bắt đầu bỏ dần việc nuôi mèo trên tàu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.