Về vấn đề phụ nữ chuẩn bị mang thai có nên tiêm vaccine phòng cúm hay không, bác sĩ Lê Thế Vũ - Trưởng khoa C3 (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, phụ nữ khi ở giai đoạn thai kỳ thì hệ miễn dịch kém hơn nên là một trong các nhóm đối tượng được khuyến cáo là dễ chịu tác động của bệnh cúm mùa.
Nhưng việc điều trị bệnh cho thai phụ lại thường gặp khó khăn và dễ bị biến chứng viêm phổi hơn người thường.
Đáng chú ý, những di chứng mà cúm mùa gây ra đối với những thai phụ tác động xấu đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi.
“Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ mắc cúm (trong đó có các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C) sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai dị dạng, bất thường với các biểu hiện thai nhi sẽ gặp phải như: sứt môi, hở hàm ếch, bị dị tật tim bẩm sinh.
Thậm chí, đối với những thai phụ ở giai đoạn 3 tháng cuối kỳ mà mắc cúm dễ gây tình trạng đẻ non, sẩy thai, thai chết lưu”, bác sĩ Vũ nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Vũ, khi các bà bầu bị bệnh sẽ liên quan đến việc dùng thuốc để điều trị bệnh. Nếu tự ý dùng thuốc không qua thăm khám, không theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí một số thuốc còn có thể gây ra dị tật thai nhi.
Do vậy, bác sĩ Vũ khuyến cáo, phụ nữ cần chủ động tiêm phòng vaccine cúm A trước khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, giữ ấm cơ thể, hạn chế đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra đường.
Phụ nữ mang thai cũng cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng việc vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối hay một số thuốc xịt mũi có tính kháng khuẩn bảo vệ niêm mạch mũi khỏi virus cúm tấn công.
Cụ thể như các dạng bổ phế dưới dạng siro hoặc viên ngậm không đường có những thành phần thảo dược như bạc hà, ô mai, cam thảo, bách bộ, bạch linh… có tác dụng trị ho cảm, ho gió, ho khan hoặc ho có đờm hiệu quả mà an toàn với bà bầu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.