-
Đình, chùa ở Tiền Giang ngoài yếu tố tín ngưỡng tâm linh còn chứa đựng các giá trị nghệ thuật dân gian độc đáo; trong đó có nghệ thuật chạm khắc gỗ. Tại các đình, chùa, loại hình nghệ thuật này được thể hiện qua các cột, bao lam, hoành phi, câu đối,...
-
Ngày 11/2 (tức 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại sân chùa Côn Sơn, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP. Chí Linh), Ban Tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương năm 2025 tổ chức hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy.
-
Ngôi chùa Bát Long tọa lạc giữa hồ Núi Lớ (xã Ninh Nhất, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) trở nên lộng lẫy khi được dát vàng óng ánh. Ngôi chùa “độc nhất vô nhị” này đang thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Ninh Bình đến tham quan mỗi ngày.
-
Lễ hội đền Gin, thôn Chiền, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có nhiều nghi lễ độc đáo, trong đó lễ tế cá trắm sống, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo nhân dân, du khách thập phương...
-
Chùa và động Địch Lộng tọa lạc tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được xếp hạng di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Động Địch Lộng là một hang động đá vôi có vẻ đẹp huyền ảo, cùng hệ thống thạch nhũ với hình thù kỳ lạ được mệnh danh “động đẹp thứ 3 trời Nam”.
-
Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia ao Bà Om (còn gọi là Ao Vuông) là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Di tích này tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh với tổng diện tích rộng hơn 300ha - gồm ao, bờ ao và rừng cây cổ thụ bao quanh ao.
-
Các nhà khoa học lịch sử nhận định, di tích lịch sử-khảo cổ học mang tên Hắc Y là quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn, tương đương trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ, được ví như "Hoàng thành của Yên Bái."
-
Đền thờ Cao Lỗ Vương cổ kính, linh thiêng nằm trên bãi bồi ven sông Đuống thuộc thôn Đại Trung (tên nôm là làng Lớ, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Đây là nơi ghi dấu, tưởng niệm và tôn vinh bậc thiên tài quân sự buổi bình minh lịch sử của dân tộc ta, người có công giúp An Dương Vương chế tạo ra “nỏ thần”...
-
Người S’tiêng ở Bình Phước gọi núi Bà Rá là Bờ Nâm Brá, tức đồi – núi thiêng, núi thánh([1]), hiện nay tên gọi phổ biến là núi Bà Rá, một trong những ngọn núi cao ở Nam Bộ. Đối với họ, đây là ngọn núi thiêng, nơi các vị thần an ngự, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của họ.
-
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng...
-
Cuối tháng 11, công trình Niệm Sư Từ cuối cùng trên địa bàn tỉnh An Giang (mỗi huyện xây dựng 1 công trình) đã hoàn thành tại huyện Phú Tân.
-
Tọa lạc trên triền Núi Lớn (90, Trần Phú, phường 5, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là một ngôi miếu có tên gọi Giếng Ngự, bởi trong miếu có 1 cái giếng cổ, chứa đựng những giai thoại ly kỳ.
-
Đền Thiên Hậu (Thiên Hậu thượng phố) nằm trên đường Trưng Trắc, phường Quang Trung, TP Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) được xây dựng năm 1640 do 14 dòng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến quyên góp tiền của xây dựng nên.
-
Tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Tiến, Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) đã tổ chức chương trình tưởng nhớ và tri ân công đức Đức Thánh Nguyễn. Cũng tại đây, còn diễn ra nghi lễ đúc đồng, tác phẩm “vạc thuốc thánh” thu hút đông người dân, du khách tham gia.