-
Di chỉ khảo cổ học làng cổ Bình Ca thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), bên tả ngạn sông Lô, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 6km về phía đông nam, do H.Mansuy công bố vào năm 1920. Ông cho biết, tại đây đã tìm được một số đồ gốm thời đại Đá mới...
-
Trong gần 200 năm, từ 1469 - 1619, làng Yên Ninh (thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã có 10 Tiến sỹ đỗ đạt thành danh qua các kỳ khoa kỳ của các triều đại phong kiến Lê - Mạc, trong đó có dòng họ như họ Thân có 4 đời Cha con, ông, cháu đều đỗ Tiến sỹ.
-
Đền Thái (Thái miếu) (太廟) là nơi thờ các vị vua hay còn gọi là tổ miếu nhà vua, nó còn được gọi là Tẩm Miếu (寢廟) là tòa nhà quan trọng nhất trong hệ thống tổ miếu của các vương triều
-
Cả nghìn ngôi mộ cổ bí ẩn, nhiều đời hoang lạnh không người hương khói ở chân dãy núi Pù Mé, thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
-
Hành khách đi trên quốc lộ 1 đoạn từ ngã ba Ông Đồn (thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đến cầu số 37 (thuộc xã Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) thường hay nghe nhà xe nói đến những địa danh: Căn cứ 4, Căn cứ 5… Có lẽ, ít ai biết vì sao những nơi này được gọi là… căn cứ?
-
“Đại Việt sử ký toàn thư”, “Kỷ nhà Trần” chép rằng, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), đời Trần Thái Tông, tháng 6, vua sai các nhà phong thủy đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào vượng khí đế vương thì dùng phép thuật để trấn áp, như việc đào sông Bà Mã, sông Lễ, đục núi Chiếu Bạc ở Thanh Hóa...
-
Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về các nhóm mộ táng tại di tích Giồng Lớn (xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Trên cơ sở tư liệu của các nhóm mộ táng này, nhà khảo cổ sẽ nhận diện được đặc trưng văn hóa, các mối quan hệ cũng như niên đại của di tích.
-
Là nhà khoa bảng văn võ kiêm toàn, Tiến sỹ Lý Trần Thản là một trong những người được phong tặng nhiều chức tước, phẩm hàm dưới thời phong kiến. Tiến sỹ Lý Trần Thản cất tiếng khóc chào đời tại xóm Giếng, xã Lê Xá (nay là thôn Lê Xá, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
-
Tài nguyên than đá dồi dào ở Bắc Kỳ đã được người Pháp thăm dò, khai thác từ cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một nguồn thu quan trọng của chính quyền thuộc địa. Báo Le Petit Niçois cho chúng ta biết thêm về tình hình khai thác và kinh doanh mặt hàng này vào thập niên 1920.
-
Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử phân bố theo các trục lộ, sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
-
Vốn là con thứ nhưng vua Tự Đức nhà Nguyễn được vua cha “phế trưởng lập thứ” truyền lại cho ngai vàng vì anh cả ham chơi, kém tài. Thế nhưng ngay từ lúc lên ngôi đã xảy ra nhiều sóng gió từ chuyện thái tử cả phẫn uất thổ huyết đến lời đồn ác ý Tự Đức không phải con vua.
-
Địa bàn Đồng Nai đã phát hiện nhiều dấu tích của người tiền sử. Số lượng di chỉ được khai quật khảo cổ, hiện vật được thu thập đa dạng về loại hình, chất liệu…phản ánh cư dân cổ qua những giai đoạn sinh tồn.
-
Trong lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam có không ít trang bi thảm và không ít những nhân vật bi thảm. Nguyễn Phúc Cảnh, tức Hoàng tử Cảnh, con trưởng của Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long vương triều nhà Nguyễn.
-
Khu di tích khảo cổ học Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 19 với tên gọi Prasat Pream Loven (Chùa năm gian) do các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện. Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước.