Tân Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Sẽ nỗ lực cho mục tiêu đảm bảo chủ quyền

Thứ năm, ngày 14/11/2013 07:25 AM (GMT+7)
Sáng 13.11, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với các ông Vũ Đức Đam và ông Phạm Bình Minh.
Bình luận 0
Kết quả kiểm phiếu cho thấy: Ông Vũ Đức Đam nhận được 421/471 số đại biểu có mặt đồng ý, chiếm 84,54%; ông Phạm Bình Minh nhận được 467/471 số đại biểu có mặt đồng ý, chiếm 85,75%.

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn trở thành Phó Thủ tướng, ông Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói: Trước tiên, tôi xin cảm ơn các bạn phóng viên đã có lời chúc mừng khi tôi được đảm nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đây là trách nhiệm cũng là vinh dự rất lớn lao khi được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy giao phó, giúp Thủ tướng trong việc theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam.


imgTân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời báo chí.

Nói về công việc thì trong thời gian tới rất nhiều, đòi hỏi yêu cầu cao, đưa quan hệ của Việt Nam đã xác định khuôn khổ với các nước thực sự có hiệu quả, đóng góp thực sự vai trò vị thế với nước ta trên trường quốc tế, cũng như đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

Thưa ông, với cương vị của Phó Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn phụ trách ngoại giao, sẽ có khác gì đối với cương vị của một bộ trưởng?

- Bộ trưởng ngoại giao cũng như các bộ trưởng thành viên của Chính phủ, đó là lãnh đạo của một bộ, ngành. Với cương vị Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao vừa được Quốc hội phê chuẩn, giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Như vậy công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế không chỉ của Bộ Ngoại giao mà còn của Chính phủ, trên bình diện các bộ, ngành và các địa phương. Bởi chúng ta đã hội nhập, hội nhập một cách chủ động tích cực của đất nước với thế giới.

Trên cương vị trọng trách mới ông có quan tâm thế nào đối với tình hình biển Đông hiện nay?

- Chủ quyền luôn là vấn đề thiêng liêng của đất nước. Bảo vệ chủ quyền là một trong những mục tiêu của hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối ngoại nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới để đảm bảo chủ quyền của chúng ta. Trên biển Đông chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Ngoại giao đóng góp duy trì môi trường hòa bình ổn định tại khu vực này, đó là thực tế đóng góp của công tác đối ngoại.

Hiện nay ở khu vực biển Đông, chúng ta đang cùng các nước ASEAN phán đấu xây dựng thực hiện Tuyên bố ứng xử các bên ở biển Đông. Trong đó cùng với các nước, Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ổn định trên biển Đông. Đó là các biện pháp chúng ta đảm bảo ổn định khu vực và chủ quyền trên biển Đông của chúng ta.

Tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) đang được thực hiện thế nào thưa ông?

- Về vấn đề biển Đông, quay lại lịch sử năm 2002, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Nhưng tuyên bố không có tính chất ràng buộc. Vì vậy Việt Nam đã rất tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng thành tố của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Và hiện nay các nước ASEAN cùng với Trung Quốc bắt đầu tham vấn. Đây là tiến triển của năm 2013 vừa qua. Hiện nay các nước bắt đầu đi vào xem xét COC. Nhưng từ tham vấn, thương lượng tới ký kết còn cả một quá trình và quá trình đó đỏi hỏi cố gắng của các bên.

Xin cám ơn Phó Thủ tướng!
Lương Kết (ghi) (Lương Kết (ghi))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem