Ông có thể cho biết rõ hơn về thực trạng này đối với các thương hiệu của VN?
- Đây là một “trò” phổ biến của các DN trên thế giới trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường. Hàng năm, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã giải quyết hàng chục vụ đánh cắp thương hiệu giữa DN nước ngoài với DN trong nước, DN nước ngoài với DN nước ngoài. Trước đây, cà phê Trung Nguyên, Petro VN, VNPT, kẹo dừa Bến Tre, thuốc lá Vinataba, nước mắm Phú Quốc… là những thương hiệu nổi tiếng của VN đã bị “đánh cắp” như thế.
Việc xử lý đối với trường hợp này như thế nào, thưa ông?
- Chúng ta có thể khởi kiện. Trước hết là kiện hành chính nếu không thành công sẽ khởi kiện ra tòa (cấp quốc gia). Đã bị mất thì phải đòi lại. Tất nhiên chúng ta cũng sẽ mất một khoản tài chính nhất định. Trước đây, chúng ta đã khởi kiện, đa số thành công và lấy lại thương hiệu cho DN trong nước như ở Mỹ với thương hiệu Petro VN, VNPT; ở Lào, Campuchia là thương hiệu thuốc lá Vinataba…
Những vụ việc vừa qua có phải xuất phát từ sự chậm trễ đăng ký nhãn hiệu quốc tế của các DN, dẫn đến thực trạng “mất bò mới lo làm chuồng”?
- Hiện nay đa phần các DN lớn có những thương hiệu nổi tiếng đã hiểu được giá trị và sự cần thiết phải đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước và đăng ký thương hiệu quốc tế ở những quốc gia tiêu thụ nhiều sản phẩm của mình cũng như các thị trường tiềm năng khác. Cần tăng tốc đăng ký. Tất nhiên, từ việc hiểu đến việc hiện thực hóa là một quá trình.
Theo tôi, thời điểm này, những DN có các thương hiệu nổi tiếng nên đăng ký theo hệ thống Madrid. Hiện VN là thành viên của hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (WIPO) nên việc đăng ký rất thuận lợi, ít tốn kém và hiệu quả cao.
Hữu Thông (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.