Tạo thêm sân chơi cho nhà văn trẻ

Thứ sáu, ngày 10/12/2010 15:06 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - "Gã đầu bạc" Phạm Xuân Nguyên là một trong những người tích cực cổ xuý cho những tìm tòi mới của văn chương trẻ. Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ông có thêm điều kiện thúc đẩy những điều này.
Bình luận 0
img
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

Trò chuyện với NTNN về đường lối phát triển của Hội Nhà văn Hà Nội, ông Phạm Xuân Nguyên cho biết: Chúng tôi đã đặt ra mục tiểu phải phát triển Hội, mạnh về chất lượng cả hội viên lẫn tác phẩm, nâng Hội Nhà văn Hà Nội lên đúng tầm sang trọng của một thủ đô tiêu biểu cho cả nước. Tính địa phương phải kết hợp với tính thủ đô, tính phong trào phải kết hợp với tính đỉnh cao…

Lâu nay chúng ta vẫn đặt ra yêu cầu trẻ hoá lãnh đạo Hội Nhà văn. Nhưng lãnh đạo Hội Nhà văn Hà Nội lần này vẫn "già"!

- Độ tuổi của BCH Hội lần này dao động từ 50 - 70. Chúng tôi cũng có cân nhắc, khi lập các hội đồng sẽ đưa thêm người trẻ vào để có sự đánh giá, chuyển tiếp, kế thừa giữa các thế hệ, đạt đến sự công bằng cao nhất. Bên cạnh đó, Hội sẽ tăng cường các sân chơi thu hút các cây bút trẻ tham gia trải nghiệm, trao đổi. Trước mắt Hội sẽ kiện toàn bộ máy, tổ chức Hội thảo kỷ niệm 25 năm ngày mất Xuân Diệu và chuẩn bị các hoạt động cho năm 2011.

img
Trình diễn thơ trẻ tại Ngày thơ Việt Nam 2009.

Luôn cổ vũ cho tài năng trẻ, ở cương vị này ông có tăng cường hơn mối quan tâm đến lực lượng này không?

- Trước đây tôi thuần túy làm phê bình, có thể chú ý đến sáng tác trẻ, đọc bài viết, tham gia các hoạt động của họ. Nay đảm nhận trách nhiệm Chủ tịch Hội, tôi càng có điều kiện quan tâm chăm sóc lớp trẻ hơn. BCH Hội dự định trong nhiệm kỳ mới này sẽ tổ chức một hội nghị văn trẻ để thu hút thêm nhiều cây bút trẻ đang sống, viết, làm việc trên địa bàn thủ đô vào Hội, đồng thời xây dựng một giải trong cơ cấu giải thưởng của Hội để dành riêng cho các tác giả trẻ. Hội sẽ hỗ trợ các nhà văn trẻ trong việc xuất bản tác phẩm như hội thảo, tọa đàm… Hiện Hội đang hoàn thành các quy chế để tổ chức giải và hội nghị cho văn trẻ.

img Nhiều người đã hỏi về vấn đề học vị, nhưng tôi chỉ kiên quyết với tấm bằng cử nhân, không làm lên thạc sĩ, tiến sĩ cũng như việc tôi làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, nhưng không làm đơn vào Hội Nhà văn VN. Đó là sự lựa chọn cá nhân, không làm đơn vì tôi không thích. img

Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

Ông nhận xét gì khi nhiều tác giả trẻ có xu hướng đưa nhiều yếu tố sex, đồng giới… vào tác phẩm?

- Mỗi thời đều có văn chương của riêng mình. Văn chương phản ánh sex như một phần cuộc sống, nhất là khi đời sống của tầng lớp thanh niên bây giờ có chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tuổi vị thành niên… Mà văn học lại là tấm gương phản ánh trung thực cuộc sống. Thậm chí vấn đề giới tính cũng đã được đưa vào trường học. Mấu chốt ở chỗ, anh sử dụng liều lượng, cách viết nghệ thuật thế nào. Trong việc chuyển tải những yếu tố này, viết hời hợt cũng không được. Các tác phẩm thành công sẽ đọng lại, và tác giả biết tự điều chỉnh sau những phản hồi của độc giả. Những trường hợp viết để gây tò mò, khiêu khích, dần dần sẽ tự bị đào thải.

Theo ông xu hướng văn học tương lai sẽ như thế nào?

- Dự đoán là rất khó, nhưng tương lai, văn học mình còn phải vận động và tiến những bước dài. Văn học vẫn còn bị nhiều thứ ràng buộc, nhưng cái chính là thiếu những tài năng. Đôi khi người ta cũng nghĩ đến một chu kỳ, một sự đột phá, nên có thể văn học nước ta đang trong quá trình đi đến kết tinh, bùng phát những tài năng…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem