-
Theo Nghị định 67, ngư dân Hà Tĩnh được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu. Tuy nhiên, khi sở hữu con tàu trị giá hơn chục tỷ đồng ra khơi chi phí quá lớn nên lỗ. Một số ngư dân nợ nần phải để tàu nằm bờ, rỉ sét.
-
Nợ nần chồng chất, tàu nằm bờ dài ngày, gia sản phơi nắng mưa, ngư dân Bình Định đành “xuống nước” chấp nhận giữ lại thép Trung Quốc trên tàu của mình, tuy nhiên nỗi lo vẫn in hằn lên hành trình đòi công lý đầy gian khổ của họ.
-
1 trong số 20 tàu 67 hư hỏng của ngư dân Bình Định đã được doanh nghiệp đóng tàu sửa chữa xong và tiến hành hạ thủy trở lại. Thế nhưng ngư dân vẫn chưa hết lo lắng...
-
Theo cam kết, trong tháng 8.2017, các doanh nghiệp đóng tàu "67" hư hỏng phải khắc phục xong sự cố, để ngư dân vươn khơi. Thế nhưng đến nay, phía đóng tàu lại tiếp tục hứa, xin lùi thời gian khắc phục đến tháng 9...
-
“Công ty TNHH Đại Nguyên Dương không cầu thị, đã lấy tiền của dân thì phải trả hết lại để sửa chữa, đừng nói chuyện làm cho xong. Làm ăn kinh tế như vậy thì đất nước chỉ có mạt”, ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, gay gắt nói tại cuộc họp giữa tỉnh Bình Định và Bộ NNPTNT ngày 22.8 về khắc phục, sửa chữa tàu 67 hư hỏng.
-
Không đồng tình với cách sửa chữa “chây ì”, khắc phục kiểu chắp vá của công ty TNHH Đại Nguyên Dương (doanh nghiệp đóng tàu 67 hư hỏng). Nhiều ngư dân Bình Định mong muốn gặp trực tiếp Thủ tướng để trình bày khó khăn.
-
Nếu Công ty TNHH Đại Nguyên Dương không chịu tháo thép Trung Quốc kém chất lượng để thay thép mới, kéo dài thời gian sửa chữa, UBND tỉnh Bình Định sẽ yêu cầu công an xử lý hình sự.
-
Theo kết quả kiểm tra 10 mẫu thép Trung Quốc trên 5 con tàu hư hỏng (do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng) thì có đến 4 tàu không đạt thép cấp A. Hiện nay, ngư dân yêu cầu thay toàn bộ thép mới thì doanh nghiệp lại xin “chắp vá”.
-
Trong khi ngân hàng liên tục giục trả nợ, nhiều ngư dân tại Bình Định lại lâm vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” khi tàu 67 hỏng hóc vẫn nằm bờ.
-
“Sau khi tính toán kỹ khoản chênh lệch giá vật liệu, máy móc giữa cái mới và cái cũ… Thì số tiền chênh lệch này sẽ được công ty đóng tàu chuyển về ngân hàng, chứ không phải cho ngư dân” - Ông Trần Văn Phúc- Phó giám đốc Sở NNPTNT Bình Định cho biết tại cuộc họp.