Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc
Tại cuộc gặp song phương lần thứ hai hôm 21.9, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết tăng cường động thái phòng thủ chung chống Triều Tiên thông qua việc Hàn Quốc mua và phát triển các khí tài quân sự rất hiện đại, cũng như thông qua việc triển khai vũ khí chiến lược của Mỹ trong và xung quanh Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để triển khai các tàu ngầm hạt nhân của riêng mình, Seoul sẽ phải đáp ứng được chi phí ít nhất là 880 triệu USD cho mỗi chiếc tàu ngầm, chưa kể chi phí bảo trì khổng lồ hàng năm, cũng như đảm bảo nguồn cung ổn định về nhiên liệu hạt nhân.
Chính phủ Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch chi nhiều hơn cho các công cụ giám sát, bao gồm vệ tinh do thám và máy bay không người lái. Cho đến nay, quân đội của Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào thông tin vệ tinh của Mỹ về các căn cứ tên lửa và các địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên.
Chiến lược quốc phòng 3 trục của Hàn Quốc được công bố vào năm 2016 gồm ba nhân tố chính: Hệ thống tấn công phủ đầu "Kill Chain", hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD) và chương trình trừng phạt và trả đũa quy mô lớn Hàn Quốc (KMPR).
Tổng thống Moon từng nói rằng Hàn Quốc cần tàu ngầm hạt nhân "vào thời đại này", cam kết nỗ lực để thay đổi một thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Mỹ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Sau cuộc gặp, ông Trump tuyên bố, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Triều Tiên là vấn đề quan trọng nhất mà 2 nhà lãnh đạo phải giải quyết.
"Tôi đồng ý với kế hoạch mua một lượng thiết bị quân sự tinh vi, hiện đại từ Mỹ của Nhật Bản và Hàn Quốc", Tổng thống Trump viết trên Twitter sau khi Bình Nhưỡng thử thành công một quả bom nhiệt hạch.
Hôm 22.9, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chia sẻ, nước này sẽ cố gắng chế tạo tàu ngầm hạt nhân "dưới dạng phát triển bản địa" thay vì mua từ Mỹ. Các chuyên gia sau đó cũng đồng ý rằng Hàn Quốc có khả năng để làm như vậy.
"Hàn Quốc có thể tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân nếu khiến lò phản ứng SMART – vốn do Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử phát triển – trở nên nhỏ hơn. Trong trường hợp đó, Seoul có thể phóng tàu ngầm hạt nhân của mình trong vòng 5 năm tới", ông Moon Keun-shik, một tướng Hải quân Hàn Quốc về hưu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để triển khai tàu ngầm hạt nhân của mình, Seoul sẽ phải đầu tư ít nhất là 1 nghìn tỷ won (880 triệu USD) cho mỗi chiếc, cộng với chi phí bảo trì hàng năm rất lớn và đảm bảo cung cấp ổn định nhiên liệu hạt nhân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.