Tàu ngầm Hiroshima: Con tàu đen đủi nhất của Hải quân Liên Xô

Mai Đại (tổng hợp) Thứ năm, ngày 01/02/2018 20:00 PM (GMT+7)
Gặp quá nhiều chuyện đen đủi từ lúc đóng cho tới lúc vận hành, tàu ngầm hạt nhân K-19 đã phải mang cái tên “Hiroshima” – thành phố Nhật Bản bị hủy diệt bởi bom nguyên tử Mỹ.
Bình luận 0

Vào cuối thập niên 50, Liên Xô đang gấp rút bắt kịp tiến độ phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân của Mỹ và K-19 – chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu của mình – được giao cho trọng trách răn đe đối thủ của Hồng quân. Con tàu này được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân có khả năng tung ra những “cú đấm thép” vào các thành phố ven biển của Mỹ.

Tuy nhiên, do Chiến tranh Lạnh đang trong cao trào đỉnh điểm, việc chế tạo tàu bị triển khai một cách quá gấp gáp, khiến cho tổng cộng 10 công nhân thiệt mạng do tai nạn trong quá trình đóng tàu: 2 người chết do hỏa hoạn vào năm 1958, 6 nữ công nhận chết cho ngạt khói, 1 kỹ sư chết bị ống chứa tên lửa nghiền nát và 1 người khác bị rơi vào khoảng giữa 2 khoang của tàu ngầm.

img

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Liên Xô K-19

Vào năm 1959, sau khi được kiểm tra kĩ càng, Liên Xô đã tổ chức lễ hạ thủy để ăn mừng thành tựu mới nhất của nền quốc phòng nước này và cũng là niềm tự hào của Hải quân. Thế nhưng, trái với truyền thống hải quân, các nhà chức trách đã chọn một người đàn ông thay vì phụ nữ để thực hiện nghi lễ đập chai sâm-panh. Dường như, chính vì lý do này mà buổi lễ đã không hề suôn sẻ như mong đợi: chai rượu không vỡ còn bị nảy ngược lại. Chứng kiến buổi lễ, thủy thủ tàu đã không khỏi lo lắng trước điềm dữ này, dẫn tới những giả thuyết sau này rằng con tàu đã bị ma ám.

Một năm sau đó, do sự thiếu ăn ý giữa thủy thủ đoàn, lò phản ứng hạt nhân trên tàu đã bị vận hành không đúng cách khiến cho một thanh điều khiển bị cong. Việc này đã khiến cho chuyến tuần tra đầu tiên bị gián đoạn và một số thành viên trên tàu, bao gồm cả thuyền trưởng, bị giáng cấp. Sau đó, vị trí chỉ huy tàu được giao cho Thuyền trưởng Hạng 1 Nikolai Vladimirovich Zateyev – 1 sĩ quan đầy tham vọng và tài năng được chính Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô Marshall Zhukov thăng hàm trước đó.

Sau vài lần chạy thử, chất lượng của K-19 bắt đầu bị nghi vấn. Theo đó, tàu đã phải trải qua nhiều lần sửa chữa do bị mất lớp bọc cao su ở thân tùa cũng như nhiều lỗi khác bị phát hiện trong quá trình thử nghiệm, trong đó đặc biệt nhất là việc ngập phần khoang chứa lò phản ứng. Tất cả đều chỉ ra rằng thiết kế tàu có vấn đề. Tuy nhiên, do đang là niềm tự hào của hải quân Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang với người Mỹ, nhiều vấn đề kể trên đã bị “lờ đi” bởi các tướng lĩnh cấp cao.

Vào ngày 30.4.1961, chiếc tàu ngầm K-19 chính thức được biên chế, mang theo thủy thủ đoàn 139 người và nhiều lính tên lửa, sĩ quan lò phản ứng, lính ngư lôi, bác sĩ, đầu bếp, phục vụ, sĩ quan giám sát,…

Trong nhiệm vụ đầu tiên, K1-9 đang thực hiện 1 bài cuộc diễn tập ở Bắc Đại Tây Dương, gần với phần cực nam của Greenland (nay thuộc Đan Mạch). Vào ngày 4.7.1961, tàu ngầm đã gặp vấn đề: lò phản ứng bị rò rỉ lớn khiến cho hệ thống làm mát bị hỏng. Do không được làm mát, nhiệt độ bên trong lõi lò ngày càng lên cao, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của những người trên tàu. Tệ hại hơn, hệ thống liên lạc radio tầm xa cũng không hoạt động, khiến cho chỉ huy tàu không thể liên lạc về Moscow để xin lời khuyên.

Lúc đó, K-19 đang ở gần một căn cứ của NATO trên Đại Tây Dương. Điều khiến Thuyền trưởng Zateyev là trong trường hợp xấu nhất, một vụ nổ hạt nhân mạnh hơn cả Hiroshima và Nagasaki ở gần căn cứ quân sự của phương Tây sẽ khiến Thế chiến 3 nổ ra.

Quay trở lại tình hình bên trong tàu, mặc dù đã bị cho dừng hoạt động, lò phản ứng vẫn tiếp tục tăng nhiệt lên tới 800 độ C, tiến dẫn tới ngưỡng phát nổ và cần phải được làm nguội ngay lập tức. Để cứu nguy, thuyền trưởng Zatayev ra lệnh cho một đội kỹ sư trực tiếp vào khoang chưa lò phản ứng nhằm tạo ra 1 hệ thống làm lạnh tạm thời. Giải pháp được đưa ra là cắt 1 ống dẫn trong lò phản ứng và nối ống này với một ống thuốc hệ thống cung cấp nước. Dù biết hành động này không khác gì tự sát, thế nhưng các kỹ sư này vẫn làm theo lệnh mà không hề có đồ bảo hộ. Kết quả là dù tàu được cứu, tất cả những người thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm trên đều tử vong do nhiễm xạ.

img

Tàu ngầm K-19 gặp nạn ở bắc Đại Tây Dương

Rủi ro vẫn chưa dừng lại ở đó, khi đội kỹ sư mở cửa khoang lò phản ứng, phóng xạ đã lọt vào hệ thống thông gió, đe dọa nhiễm xạ tất cả những người trên tàu K-19. Do vậy, thuyền trưởng Zatayev đã cho hủy nhiệm vụ, đồng thời cho tàu hướng về phía nam với hi vọng gặp được một tàu ngầm phe mình.

Trên mặt biển, một tàu khu trục Mỹ đã bắt được tín hiệu kêu cứu từ K-19 và bắt đầu đi theo tàu. Dù người Mỹ đã yêu cầu trợ giúp, Zatayev đã buộc phải từ chối. Ông có lý do của riêng mình: nếu nhận trợ giúp từ kẻ thù, ông sẽ bị coi là phản quốc – 1 hình phạt khủng khiếp còn hơn cả cái chết với 1 sĩ quan Liên Xô; ngoài ra, ông cũng không thể để con tàu hạt nhân của Liên Xô lọt vào tay người Mỹ được.

Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, sự xuất hiện của tàu ngầm điện diesel S-270 của hải quân Liên Xô như ánh sáng cuối đường hầm với toàn bộ thành viên trên tàu K-19. Bất chấp lệnh ở yên trên tàu đợi tàu khác kéo về căn cứ, ông Zatayev đã cho sơ tán toàn bộ người sang tàu S-270.

img

Tàu ngầm USS Gato từng va chạm với K-19

Kết quả nhiệm vụ rất bi đát: ngoài đội kỹ sư, 15 thủy thủ khác đã tử vong trong vòng 2 năm sau đó. Vài tháng sau sự cố, K-19 quay trở lại nhận nhiệm vụ nhưng vẫn liên tiếp gặp vận rủi. Theo đó, vào tháng 11.1969, tàu bị va chạm với tàu ngầm Mỹ USS Gato ở Biển Barents và chịu thiệt hại nặng. Một năm sau đó, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra khiến 12 thủy thủ thiệt mạng. Vì danh tiếng “đen như mực” của mình, K-19 được đặt biệt danh là “Hiroshima” và cuối cùng bị loại biên vào năm 1990.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem