Tây Bắc hết cảnh “vác rá” đi xin lương thực cứu đói

Văn Chiến - Vì Định Thứ ba, ngày 29/01/2019 19:30 PM (GMT+7)
Nghĩ đến Tây Bắc là người ta nghĩ đến đói nghèo, nhất là những dịp tết đến, xuân về - những kỳ giáp hạt. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các tỉnh Tây Bắc đã chủ động gạo cứu đói cho người dân, không cần phải “vác rá” đi xin Trung ương như trước.
Bình luận 0

Không để ai thiếu đói

Trong niềm vui với sự khởi sắc đầu xuân trên miền quê nghèo nhất cả nước, chúng tôi tìm về huyện Quỳnh Nhai - một trong những huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La, nhưng vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ di dân tái định cư thủy điện Sơn La, dành những phần đất thuận lợi nhất trong sản xuất cho lòng hồ thủy điện.

Từ xã Chiềng Khoang, chúng tôi  đến với những bản làng thuộc xã Chiềng Bằng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn... trong huyện Quỳnh Nhai và cảm nhận được những nét hân hoan chào xuân mới trên gương mặt mỗi con người nơi đây.

img

Tết ấm no, người Thái Mường La lại rộn ràng làm cốm đón xuân. Ảnh: V.C

Danh sách cụ thể 14 tỉnh gồm: Tỉnh Yên Bái, Nghệ An, Ninh Thuận, Tuyên Quang; Cao Bằng; Bình Định; Quảng Bình; Hà Giang; Phú Yên; Gia Lai; Kon Tum; Hòa Bình; Đăk Lăk, riêng Thanh Hóa đang chờ quyết định phê duyệt của Thủ tướng.

Điều đó không khỏi làm chúng tôi ngạc nhiên bởi Quỳnh Nhai xưa nay vốn là vùng đất nhiều khó khăn và càng khó khăn hơn khi những cánh đồng lúa nước, nương vườn bằng phẳng (vốn chỉ có ở những nơi cửa sông, vùng đất thấp) đã chìm dưới lòng hồ, thay vào đó là nếp sống mới hoàn toàn: Canh tác trên mặt nước và đất dốc.

Bà Triệu Thị Ngân - Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Quỳnh Nhai cho biết, năm nay huyện có 756 hộ (2.928 nhân khẩu) thuộc diện thiếu đói, cần được được hỗ trợ gạo trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.

Theo quyết định này, trung bình mỗi nhân khẩu sẽ được hỗ trợ 15kg gạo/khẩu, tổng số gạo hỗ trợ là 43.920kg, đơn giá 14.000 đồng/kg. Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ lấy từ “nguồn đảm bảo xã hội” giao trong dự toán thu - chi ngân sách từ đầu năm 2019 của UBND huyện cho Phòng LĐTBXH huyện Quỳnh Nhai và đã được chuyển đến tận tay bà con trước Tết Nguyên đán.

Bà Ngân cho biết thêm, để giúp các hộ dân đảm bảo an ninh lương thực trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, UBND huyện Quỳnh Nhai đã thành lập 11 tổ công tác tiến hành rà soát, thẩm định tại 11/11 xã trong huyện về các hộ thiếu đói. Trên cơ sở rà soát, các tổ đã tiến hành lập danh sách các và cân đối ngân sách mua lương thực hỗ trợ các hộ thiếu đói. Nguồn kinh phí hỗ trợ gạo này lấy từ nguồn ngân sách của UBND huyện Quỳnh Nhai giao trong dự toán thu – chi ngân sách từ đầu năm 2019 của UBND huyện cho Phòng LĐTBXH, không phải nguồn ngân sách xin hỗ trợ của UBND tỉnh Sơn La và Chính phủ.

Chủ động “cứu đói” cho mình

Đến với bản Hua Tạt (xã Vân Hỗ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) - nơi cư trú của 100% đồng bào Mông với sự "nổi tiếng" bởi thiên nhiên khắc nghiệt. Tuy nhiên, đời sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều khởi sắc.

Anh Tráng A Chu - dân bản Hua Tạt, thật thà bảo: “Trước đây thì cứ tết đến là người Mông, Người Thái, Xinh Mun... ở đây lại ngóng chờ Nhà nước hỗ trợ gạo ăn, cho quà tết. Nhưng bây giờ khác rồi, nhờ cơ chế khuyến khích làm ăn hợp lý, có hỗ trợ của Nhà nước, hầu hết chúng tôi đã lo đủ lương thực cho mình, nhiều họ còn có của ăn, của để. Hộ nghèo, khó khăn không phải không còn nhưng chúng tôi được cán bộ hướng dẫn cách giúp đỡ nhau để mọi nhà không đói, để "mọi nhà đều có tết”.

Nằm ở địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Ngay những năm đầu của thập kỷ này, đời sống nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Ông Lê Văn Thăng – Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Lai Châu cho biết, do tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn cao, nhiều gia đình lâm vào cảnh thiếu ăn trong thời kỳ giáp hạt. Vì vậy, tỉnh Lai Châu vẫn xin Chính phủ cấp gạo cứu đói cho hộ nghèo trên địa bàn trong dịp “tháng ba, ngày tám”, nhưng không nhiều.

Ngoài ra, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Lai Châu đã có những quyết sách đúng đắn, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng vụ, đưa cây, con giống mới vào sản xuất, chủ động giúp người dân thoát nghèo bền vững. 

Ông Dương Xuân Hương – Chánh Văn phòng Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La chia sẻ, trước đây, Sơn La là một trong nhiều tỉnh khó khăn, số người dân đói cần cứu trợ đông. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tỉnh Sơn La đã có thể chủ động được lương thực, không phải xin Chính phủ cấp gạo cứu đói trong dịp tết và trong thời kỳ giáp hạt nữa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem