Tây Nguyên khô khát

Thứ năm, ngày 17/02/2011 15:05 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chưa bao giờ người dân Tây Nguyên có chuyện mới đầu mùa, nhiều gia đình đã phải đào thêm giếng đến 3 lần để có nước uống. Dù vậy nước sinh hoạt vẫn chỉ là nỗi lo thứ yếu so với nỗi lo lớn: Nước cho sản xuất vụ mùa…
Bình luận 0
img
Cà phê héo rũ vì không đủ nước tưới.

Dù đã sẵn sàng để “đối mặt” với hạn song cuối cùng gần 100ha ruộng nước tại huyện Sa Thầy (Kon Tum) đành phải bỏ hoang hoặc chuyển sang trồng cây ngắn ngày. Một lãnh đạo huyện này cho hay: Ngay từ đầu mùa khô các công tác như: Nạo vét kênh mương, tu sửa các công trình thủy lợi, tưới nước luân phiên…song vẫn không “chống” nổi hạn.

Đơn cử như tại hai xã Sa Sơn và Sa Bình, ngay từ đầu mùa, gần 30ha lúa đã hết nước tưới. Con số này đã và đang tiếp tục tăng nhanh, khi mà cái nắng như đốt vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt. Chủ tịch UBND xã Sa Bình, ông Nguyễn Minh Thuận, cho hay: “4 làng đồng bào dân tộc thiểu số của xã đang đứng trước nguy cơ đói giáp hạt vì hạn”.

Tình trạng tương tự cũng đang đe doạ nhiều cánh đồng tại các huyện Chư Prông, Chư Pah, Chư Pưh và thành phố Plei Ku (Gia Lai). Khô hạn đã xuất hiện tại các xã Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Vê…của huyện Chư Prông từ trước Tết Nguyên Đán. Trên 140 ha lúa nước sạ sớm đã cháy trụi, toàn bộ 300 ha lúa nước của cánh đồng Ia Lâu cũng đứng trước nguy cơ mất trắng.

Tại huyện Chư Pah, hạn hán cũng “đến” từ rất sớm, hơn 40 ha lúa của huyện cũng đành chết “khát”. Dù đến muộn hơn, song đến thời điểm này hạn hán cũng khiến hơn 200ha cây trồng tại Chư Pưh, TP. Pleiku không còn nước tưới; các cánh đồng tại các huyện Đăk Đoa, Ia Grai cũng đã xuất hiện khô hạn cục bộ.

Tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai), nơi được hưởng lợi trực tiếp từ hồ Biển Hồ nhưng người trồng cà phê vẫn phải chở nước từ nơi khác về để tưới cây. Ông Phạm Văn Tuấn, một nông dân xã này cho biết: “Nông dân đang đối mặt với mùa khô khốc liệt nhất trong vòng 50 năm qua. Hiện gia đình phải thuê 3 xe tải chở nước về để cứu cây cà phê. Nhưng với mức chi phí quá lớn khoảng 10 triệu đồng/ha khiến gia đình hết sức khó khăn”.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh này, hiện đã có ít nhất trên 500 ha cây trồng ngắn ngày và trên 3.000ha cà phê buộc phải chịu “khát”. Và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong điều kiện thòi tiết nắng nóng như hiện nay.

Tại Kon Tum, lượng nước ở các hồ chứa đã thấp hơn 35- 50%; Tại Gia Lai, mực nước tại hệ thống đập dâng đã xuống gần đến mực nước chết. Riêng các đập như: Ia Lâu, Ia Vê, Ia Lốp, Plei Thơ Ga, Ayun Thượng, Ia Pết… nguồn nước đã thực sự cạn kiệt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem