Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bạn đọc Thanh Tâm ở Kim Mã – Hà Nội hỏi: Vào dịp Tết tôi thấy có rất nhiều người có nhu cầu đổi tiền mới để mừng tuổi. Tôi mang tiền mới đi đổi để hưởng chênh lệch thì có vị phạm quy định gì của pháp luật hay không?
Đổi tiền mới ăn chênh lệch vi phạm gì? Ảnh minh họa. Nguồn IT
Chúng tôi đã liên hệ với Luật sư Hoàng Đạo – Văn Phòng Luật sư Nhiệt Tâm và cộng sự để hỏi về vấn đề này. Luật sư Hoàng Đạo cho biết: Hành vi đổi tiền mới có thu phí là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý tiền tệ.
Cụ thể, căn cứ theo điểm a khoản 5 điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: “Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;”Theo đó, hành vi đổi tiền lẻ có thu phí là hành vi trái pháp luật và bị phạt tiền với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
Như vậy, việc bạn tự ý đổi tiền mới cho người khác để "ăn" chênh lệch là không đúng với quy định của pháp luật. Theo dẫn chiếu trên thì bạn sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt: Thanh tra, Giám sát ngân hàng nhà nước.
Có thể thấy, hoạt động đổi tiền lẻ trôi nổi luôn mang lại lợi nhuận cao, lại đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Không những vậy, những ai có nhu cầu thì đều rất dễ dàng tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ đổi tiền lẻ…Thậm chí, ở thời đạin công nghệ 4.đ như hiện nay, ai có nhu cầu đổi tiền lẻ thì chỉ cần một cú click vào "facebook" là có thể đổi tiền. Tuy nhiên, nhiều người đã không biết việc đổi tiền mới là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt có thể lên tới 40 triệu đồng.
>>> XEM THÊM: Tết Kỷ Hợi 2019: Vợ không đưa chồng tiền Tết có bị phạt?
Vui lòng nhập nội dung bình luận.