Quyết định này được đưa ra sau quá trình lấy ý kiến công chúng với khoảng 75% ý kiến phản đối lại các lệnh cấm này; đồng thời dựa trên qua trình xem xét của Hội đồng đánh giá về các tác động bất lợi có thể có từ lệnh cấm đối với nông dân, ngành công nghiệp hoá chất và thương mại quốc tế.
Nông dân Thái Lan biểu tình phản đối lệnh cấm 3 hoạt chất trừ cỏ - Nguồn: Bangkokpost
Tháng trước, Hội đồng Quốc gia về Hoá Chất có Nguy cơ (National Hazardous Substances Committee) của Thái Lan đã bỏ phiếu cho việc cấm glyphosate, paraquat và chlorpyrifos, ba hoạt chất trừ cỏ, nhấn mạnh đây là các “hoá chất gây hại”, bắt đầu từ ngày 1 tháng 12.
Nhiều nhóm nông dân từ các địa phương đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cấm, họ cho rằng việc thiếu hụt các hoạt chất này có thể tổn hại tới cho cuộc sống của họ. Chính phủ Hoa Kỳ cũng đã phản đối động thái cấm của Thái Lan đối với 3 loại chất hoá học này, đặc biệt là glyphosate, cho rằng điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ sang Thái Lan.
Sau khi xem xét, Chính phủ ngày hôm qua đã tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate, cho phép tiếp tục sử dụng trong giới hạn mức tồn dư cho phép (MRL) như hiện nay, và đẩy lùi quyết định cấm đối với paraquat và chlorpyrifos thêm 6 tháng, tức là lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm sau.
“Sau khi thảo luận về vấn đề quản lý các hoá chất có nguy cơ, chúng tôi thấy rằng chúng ta không thể quản lý được tình hình nếu lệnh cấm có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12”, một tuyên bố được Hội đồng Quốc gia về Hoá Chất có Nguy cơ Thái Lan đưa ra.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, ông Suriya Juangroongruangkit phát biểu: "Chúng tôi thấy rằng quyết định cấm glyphosate có thể gây thiệt hại khoảng hàng trăm tỷ Baht và chúng tôi cũng không thể tiếp tục nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Brazil.”
"Lệnh cấm có thể dẫn đến việc khủng hoảng thiếu hụt thực phẩm trên toàn quốc và ảnh hưởng tiêu cực tới việc xuất khẩu nông sản của Thái Lan,” ông Mr Charuk Sriputtachart - một đại diện nông dân chia sẻ. Cũng theo Ông Charuk, lệnh cấm sẽ tác động tới khoảng 2 triệu nông hộ, khiến chi phí sản xuất tăng lên gấp 3 và làm giảm tổng sản sản lượng nông nghiệp khoảng 20 – 30%. Điều này cũng ảnh hưởng tới công việc của khoảng 12 triệu công nhân làm việc trong các ngành hoá chất, nông nghiệp và thực phẩm, dẫn đến tổng thiệt hại kinh tế khoảng 1.7 nghìn tỷ Baht Thái (tương đương với 76.8 tỷ đô la Mỹ).
Chính phủ cho biết một lệnh cấm vội vàng có thể có chi phí rất cao vì cần tiêu huỷ tới 23,000 tấn các loại hoá chất còn lại trên toàn quốc. Ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguyên liệu thô do việc thiếu hụt các giải pháp thay thế cho việc nhập nguyên liệu có sử dụng các hoá chất này, tuyên bố cũng nêu thêm.
Thái Lan không phải là quốc gia đầu tiên tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate. Trước đó vào tháng 9/ 2018, chính phủ Brazil cũng đã huỷ bỏ lệnh cấm đối với glyphosate sau khi cân nhắc các ảnh hưởng đối với kinh tế và nông dân; sau đó Cơ quan Y tế Brazil khẳng định “Glyphosate không gây ung thư” vào vào đầu tháng 3 năm 2019. Năm 2018, lệnh cấm glyphosate tại Sri Lanka đã được dỡ bỏ do phản ứng dữ dội từ những người nông dân phải chịu thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do lệnh cấm này mang lại cũng như không có bằng chứng khoa học chứng minh glyphosate là nguyên nhân gây ung thư.
Trong một đánh giá của Cơ quan bảo vệ môi truờng Hoa Kỳ (EPA) năm 2017 đã cho rằng glyphosate “không gây ra bất kỳ rủi ro nào đối với sức khoẻ của con nguời khi đuợc sử dụng như khuyến cáo”. Châu Âu cũng cho phép gia hạn sử dụng Glyphosate tới năm 2022. Tháng 5 năm 2018, Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 50,000 người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hơn 20 năm đã kết luận “không có mối liên kết giữa thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và bệnh ung thư.” |
Vui lòng nhập nội dung bình luận.