Hải đăng Mũi Điện được người Pháp xây vào năm 1890, với tháp đèn hình trụ cao 26,5m so với nền đất và cao 110m so mặt nước biển, có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Bên trong hải đăng là cầu thang gỗ 110 bậc bóng loáng. Dưới chân Mũi Điện là eo biển Bãi Môn êm đềm cắt trắng biển xanh. Năm 2008, Bãi Môn - Mũi Điện được công nhận là di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Theo các tài liệu đến lúc này thì điểm cực Đông đất liền nước ta nằm ở Mũi Đôi (109 độ 27’55'' kinh độ Đông) thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Tuy nhiên, tại Phú Yên, kề ngọn Hải đăng Mũi Điện hiện có cột mốc đá hoa cương, ghi rõ “Mũi Điện (Mũi Đại Lãnh), điểm cực Đông, nơi đón ánh bình minh đầu tiên đất liền Việt Nam, 109027’06'' kinh độ Đông, cao độ 83,5m; thuộc xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, Phú Yên”.
Từ TP.Tuy Hòa (Phú Yên), PV Dân Việt di chuyển theo tuyến đường ven biển hơn 30km để tường tận điểm đến hấp dẫn quanh Hải đăng Mũi Điện kỳ ảo thơ mộng này.
Mũi Điện có ngọn hải đăng, nhìn từ đường ven biển Tuy Hòa - Vũng Rô.
Đường lên Hải đăng Mũi Điện.
Hải đăng Mũi Điện đứng vững trong vùng rừng lá thấp của đất liền để báo tín hiệu hướng ra biển.
Những trái dứa dại ven đường rừng.
Dừng chân dưới chân bệ hải đăng, sau khi leo quãng đường dốc, dài khoảng 2km để tới đây.
Sừng sững ngọn đèn biển nơi trời Nam Trung bộ.
Cầu thang xoáy với 110 bậc tuyệt đẹp lên đỉnh hải đăng Mũi Điện.
Khu nhà ở nhìn từ đỉnh hải đăng Mũi Điện. Du khách có thể nghỉ ở đây với chi phí 80.000 - 100.000 đồng/người/đêm.
Mỏm đá vươn ra biển ở tọa độ 109027’06'' kinh độ Đông, với những chòi ngắm bình minh xinh xắn.
Một gia đình du khách chụp ảnh lưu niệm bên Mũi Điện.
Dưới chân Mũi Điện là Bãi Môn được ôm ấp giữa các vách núi, nơi tắm biển thư giãn tuyệt trần.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.