Thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức theo quy định hiện hành

Việt Sáng Thứ bảy, ngày 03/06/2023 09:22 AM (GMT+7)
Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức theo quy định hiện hành.
Bình luận 0

Cụ thể, theo quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với công chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

Đối với công chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi công chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý công chức biệt phái.

Thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức theo quy định hiện hành - Ảnh 2.

Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu rõ thẩm quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức theo quy định hiện hành.

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cơ quan cũ nơi công chức đã công tác tiến hành xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi về cơ quan nơi công chức đang công tác.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã giải thể, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan nơi công chức đang công tác thực hiện việc xử lý kỷ luật. Hồ sơ, quyết định kỷ luật công chức phải được gửi về cơ quan quản lý công chức.

Đối với công chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.

Như vậy, tùy vào vị trí, chức vụ của công chức mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý công chức đó sẽ có quyền xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem