Thành Cát Tư Hãn trở thành vị vua sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng Đông Bắc châu Á năm 1206.
Sinh thời, Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công khắp châu Á cho đến vịnh Ba Tư, góp phần mở rộng bờ cõi lãnh thổ Mông Cổ.
Tại mỗi vùng đất mà vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đi qua đều lưu lại dấu ấn của nhà cầm quân xuất chúng này.
Vị vua sáng lập của đế chế Mông Cổ được cho là có rất nhiều vợ, thê thiếp, mỹ nữ hầu hạ. Những người này sinh cho Thành Cát Tư Hãn hàng trăm người con (cả trai lẫn gái).
Trong số này, hàng chục người con được sinh ra khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục được những vùng đất mới. Đặc biệt, con cháu của người sáng lập ra đế chế Mông Cổ có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với người bình thường.
Mỗi người con của Thành Cát Tư Hãn lại có rất đông con cháu khiến hậu duệ của nhà cầm quân này ngày càng tăng lên.
Ngay cả khi Thành Cát Tư Hãn chết năm 1227, con cháu của vị vua sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ tiếp tục sự nghiệp chinh phạt, mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như duy trì nòi giống.
Do vậy, nhiều nước châu Á và các nước khác trên thế giới đều có hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Sau vài trăm năm, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sống rải rác ở nhiều khu vực trên thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, hàng triệu nam giới châu Á hiện nay là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn.
Điều này cho thấy người sáng lập ra đế chế Mông Cổ là một trong những ông tổ vĩ đại nhất lịch sử nhân loại.
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.