Do Tổng thống Mỹ - Donald Trump đánh thuế vào các công ty và người tiêu dùng Mỹ vào thời kỳ suy thoái, Google đã phải chuyển nhà máy sản xuất thiết bị cầm tay Pixel và loa thông minh từ Trung Quốc vào Việt Nam và Thái Lan.
Hiện Apple vẫn chưa công bố việc rời khỏi Trung Quốc mặc dù các báo cáo đầu năm nay cho thấy hãng này đang tìm cách chuyển 30% sản lượng sản xuất ra khỏi nước này. Và đúng vậy, Việt Nam là một trong những khu vực mà nhiều người tin rằng sớm muộn sẽ trở thành cơ sở sản xuất của Apple. Tuy nhiên, việc này chưa thể diễn ra trong "ngày một ngày hai"; việc tìm kiếm một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và đào tạo công nhân cần có thời gian.
Trong tháng 12 tới, Apple sẽ phải đối mặt với mức thuế quan mới cho iPhone.
Tất nhiên, Apple vẫn có lý do để chuyển nhà máy sản xuất sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc: bắt đầu từ ngày 15/12, iPhone sẽ nằm trong nhóm sản phẩm từ Trung Quốc bị đánh thuế 15% khi nhập khẩu vào Mỹ. Ban đầu, thuế quan sẽ được áp dụng từ ngày 01/09 nhưng Tổng thống Donald Trump đã hoãn lại.
Chưa hết, đồng hồ Apple Watch và tai nghe không dây AirPods phải đối mặt với mức thuế 15% bắt đầu từ ngày 01/09. “Táo Khuyết” có thể quyết định “gánh” thuế hoặc chuyển tất cả hay một phần thuế cho người tiêu dùng dưới dạng giá sản phẩm cao hơn. Xét theo doanh số bán iPhone quý vùa qua ít hơn 13,8% so với năm trước, Apple có lẽ sẽ phảm giảm chi phí bổ sung.
Thành công của chính iPhone đang khiến Apple bị mắc kẹt ở Trung Quốc
Mặc dù “Nhà Táo” sản xuất một số lượng nhỏ iPhone tại Ấn Độ nhưng điều này ban đầu được thực hiện để trốn thuế nhập khẩu Ấn Độ. Mặc dù là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới nhưng đây chỉ là một quốc gia đang phát triển. Điều đáng sợ khiến người tiêu dùng lo lắng về giá iPhone cao là “gã khổng lồ” công nghệ đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Reuters, Apple đã bổ sung nhiều nhà máy ở nước này hơn. Nhà sản xuất hợp đồng chính của Foxconn đã mở rộng từ 19 (năm 2015) lên 25 nhà máy ( trong năm nay). Và Pegatron, một công ty khác được Apple trả tiền để lắp ráp các sản phẩm của mình đã mở rộng từ 8 lên 12 nhà máy trong cùng khoảng thời gian.
Và dữ liệu chuỗi cung ứng được thu thập bởi Reuters cho thấy Apple vẫn còn khá nhiều cam kết với Trung Quốc. 44,9% các nhà cung cấp của công ty ở Trung Quốc ( năm 2015) đã tăng lên 47,6% trong năm nay.
Việc chuyển các nhà máy sản xuất iPhone từ Trung Quốc sang quốc gia khác là vô cùng phức tạp và tốn kém.
Trong khi đó, CEO Apple – Tim Cook nhấn mạnh: "Phần lớn các sản phẩm của chúng tôi được sản xuất ở khắp mọi nơi. Phần nhiều là ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Liên minh Châu Âu cũng đóng góp một phần khá lớn... "
Lý do khiến Google có thể dễ dàng chuyển nhà máy sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam nhưng Apple thì không nằm ở quy mô. Ngay cả sau khi tăng gấp đôi số lượng thiết bị cầm tay Pixel được lắp ráp trong năm nay, Google sẽ chỉ bán được 8 - 10 triệu điện thoại vào năm 2019, con số này chỉ bằng lượng iPhone giảm trong một năm.
Vì vậy, Apple cần một chuỗi cung ứng lớn hơn so với các công ty khác, cần đảm bảo số lượng và chất lượng cần thiết cho iPhone. “Táo Cắn Dở” hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục sản xuất iPhone tại Trung Quốc. Theo Dave Evans, CEO của công ty chuỗi cung ứng San Francisco Fictiv, chỉ có một vài nơi bên ngoài Trung Quốc có thể sản xuất 600.000 điện thoại mỗi ngày. Nói cách khác, sự thành công của iPhone là điều đang “giữ chân” Apple ở Trung Quốc bất chấp thuế quan có cao thế nào.
Tháng 9 đến rất nhanh, có nghĩa đã đến lúc chúng ta sẽ sớm thấy Apple ra mắt chính thức loạt iPhone thế hệ tiếp theo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.