Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khu vực mỏ đá tại xã Tân Phúc được người dân khai thác từ rất lâu đời, bắt nguồn từ việc nghề nung vôi truyền thống nên cho đến nay mới xuất hiện việc khai thác đá một cách bừa bãi. Hiện trên địa bàn chỉ có một doanh nghiệp tư nhân Toàn Thắng là được UBND tỉnh cho phép khai thác. Thế nhưng, bên cạnh đó lại “mọc” lên một doanh nghiệp khai thác chế biến vật liệu xây dựng Hà Liên. Doanh nghiệp này đã đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại ở mỏ đá để “thu mua, chế biến vật liệu xây dựng”.
Máy khai thác đá của doanh nghiệp Hà Liên. |
Còn tại xã Hoàng Sơn, lán trại khai thác đá của người dân “mọc” lên như nấm. Các doanh nghiệp cũng lợi dụng việc đó đưa các loại máy vào “chế biến vật liệu xây dựng”, trong đó có doanh nghiệp Tiến Thịnh. Tiếng mìn nổ vô chừng mực ở đây khiến nhiều người dân sống xung quanh phải khiếp sợ.
Bà Cao Thị Hợp ở thôn Hồi Cù, xã Hoàng Sơn, bức xúc: “Ngày nào cũng vậy, họ nổ mìn một cách vô tội vạ. Có những hôm đang ở dưới đồng bà con cũng phải chạy lên bờ vì đá văng xuống ruộng. Nhà tôi ở đây cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều, đá văng cả vào nhà”.
Hơn chục năm qua, tình trạng khai thác đá trái phép ở 2 xã Hoàng Sơn và Tân Phúc vẫn không ngơi nghỉ. Đến thời điểm này, tình trạng khai thác đá còn dữ dội hơn. Nhưng chính quyền sở tại thì có vẻ như không hay biết “đá tặc” hoành hành ngang nhiên ở đây!
Ông Lê Đình Hương
Ông Lê Đình Hùng – Chủ tịch UBND xã Tân Phúc cho biết: “Nạn khai thác đá là có thật, rất nhiều năm nay chúng tôi cũng đã cố gắng tích cực tuyên truyền nhưng họ không chịu nghe. Việc làm ở nông thôn thì ít nên họ tranh thủ kiếm thêm từ việc bán đá lại cho một số doanh nghiệp. Còn chuyện nổ mìn khai thác đá chúng tôi đều biết cả, nhưng nói thế thôi, quản lý việc này là rất khó”.
Tìm hiểu vì sao một số doanh nghiệp chế biến vật liệu xây dựng có mặt trong khu vực mỏ đá, thì được biết các doanh nghiệp đều đã ký hợp đồng thuê đất với cả 2 xã Hoàng Sơn và Tân Phúc. Ở xã Hoàng Sơn, doanh nghiệp Tiến Thịnh thuê đất với UBND xã thời hạn là 5 năm. Còn doanh nghiệp Hà Liên thì phải đóng số tiền thuê đất cho xã Tân Phúc 6,4 triệu đồng/10 năm. Trong đó, thế chấp trước khi ký hợp đồng là 2 triệu đồng bắt đầu từ ngày 21.8.2008, số còn lại 4,4 triệu đồng chia đều cho 9 năm.
Phúc Tuấn – Hồng Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.