Thành hoàng làng
-
Lý Công Uẩn người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, với các thôn làng Dương Lôi, Đại Đình, Dịch Bảng.. . Trong đó, làng Dương Lôi (nay thuộc phường Tân Hồng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) là địa danh đặc biệt nhất, là quê mẹ, là nơi nhà vua được sinh ra và nuôi dưỡng những năm đầu đời...
-
Miếu Chợ Cốc ở thôn Cao Lý là nơi thờ chung của 3 thôn Bình Đê, Cao Lý và Gia Bùi cùng thuộc xã Gia Khánh (huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).
-
Lễ hội đền Độc Bộ thuộc xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là một trong những lễ hội mùa thu lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, được tổ chức thường niên, nhằm tri ân công đức của Triệu Quang Phục, người có công chống giặc ngoại xâm và giúp dân khắp vùng châu thổ ven biển an cư lạc nghiệp.
-
Không chỉ là một làng khoa bảng nổi tiếng, đây cũng là ngôi làng cổ duy nhất có đến 3 người giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Đó là làng Trung Cần, xã Nam Trung, nay thuộc xã Trung Phúc Cương, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Làng cổ Trung Cần được xem là đất phát quan, đất phát nhiều người làm quan....
-
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Lặc người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng (nay là thôn Uông Hạ, xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Tháng 2.1256, ông đỗ Kinh Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6, đời Trần Thái Tông.
-
Tổ dân phố Lãm (thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) lập thờ 5 vị thần bao gồm: 3 vị thờ tại đình làng là Đức Bình Thiên Đại vương; Hồng Mai Công chúa; Đức Bản Cảnh và 2 vị thờ ở miếu là Sơn Tinh Công chúa (miếu Cửa Hang), Bạch Hoa Công chúa (miếu Cửa Chùa).
-
Trải qua hơn 400 năm, cây đại vẫn uy nghi, xanh tốt và hoa lá quanh năm. Người dân ở đây xem cây đại như biểu tượng của làng mình! Trong những vui buồn, cưới hỏi, ra khơi thuở xưa, người làng đều có chút lễ ra trình “cụ”…Đó là cây đại di sản tại miếu cổ An Đà ở phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng.
-
Ít ai biết rằng, đền làng Dịch Diệp (thôn Dịch Diệp, xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) hiện đang thờ 3 vị Thành hoàng làng sinh ra trong một gia đình, sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùng làm tướng dẹp quân xâm lược.
-
Nghè Nguyệt Viên được xây dựng từ hơn 4 thế kỷ trước ở làng cổ Nguyệt Viên, thuộc xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Nghè cổ thờ nữ Thành hoàng và các vị tiến sĩ của làng khoa bảng nổi tiếng xứ Thanh.
-
Làng Cổ Bôn (tục gọi là Kẻ Bôn) hay còn gọi là Tứ Bôn do bốn làng gộp lại, gồm: Phúc Triền, Ngọc Tích, Kim Bôi, Quỳnh Bôi nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.