Thành hoàng làng
-
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trần Quốc Lặc đỗ Trạng nguyên thời Trần Thái Tông là người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng (nay là thôn Uông Hạ, xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Tương truyền, cha ông là Cao Minh Văn, mẹ là Trần Thị Hiền...
-
Xét theo đơn vị huyện, Nam Sách không chỉ có số lượng tiến sĩ Nho học nhiều nhất tỉnh Hải Dương mà còn là huyện có số tiến sĩ nhiều nhất cả nước với 108 người.
-
Làng Đào Quạt là làng cổ (nay thuộc xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) nổi tiếng với vị võ tướng Đào Công Chí tinh thông, tài năng xuất chúng, có công đánh giặc Chiêm Thành. Theo tài liệu để lại, vào năm Thuận Thiên thứ 11 (1020), giặc Chiêm Thành xâm lấn nước ta, vua nhà Lý sai tìm người tài giúp nước.
-
Đến thời vua Lê Hy Tông trị vì, dư đảng nhà Mạc là Mạc Kính Vũ vẫn còn chiếm giữ trên xứ Cao Bình. Vua sai Đinh Văn Tả thống lĩnh đại binh đi đánh, phá vỡ quân nhà Mạc, buộc Mạc Kính Vũ phải chạy sang Long Châu và từ đó, triều đình nhà Mạc mới chấm dứt sự tồn tại
-
Hành cung Lỗ Giang nằm ở khu vực đền Trần (đền Thái Lăng) thuộc thôn Thâm Động, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Gọi là cung Lỗ Giang vì được xây trên khu vực sông Lỗ Giang, khi phủ Kiến Xương được thành lập thì lấy tên phủ để gọi tên cung.
-
Đền Trần ở một vùng đất tại Quảng Ninh có tới 9 sắc phong của vua nhà Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo
Đền Trần ở phường Yên Giang (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) còn lưu giữ được 9 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo. Đó là các đạo sắc của vua Tự Đức (năm 1852, 1853, 1880); đạo sắc phong của vua Đồng Khánh (năm 1887); đạo sắc phong của vua Duy Tân (năm 1909); đạo sắc phong vua của Thành Thái (năm 1889). -
Làng Đại Bái, tên Nôm là làng Bưởi Nồi (xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) nằm nép mình bên dòng Bái Giang thơ mộng. Ngay phía cửa làng là hợp lưu của sông Bái với sông Bún tạo thành một vụng nước lớn, dân làng gọi là “bể Bưởi Nồi”.
-
Chùa Tam Giáo ở làng Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) là một trong 8 ngôi chùa tạo nên Bát Cảnh sơn xưa.Trong bản trường ký “Sự tích Đức Thánh Tiên Ông” của Lê Quý Đôn có viết: Khi Đức Thánh Ông xây dựng chùa Tam Giáo chỉ có một niêu cơm và túi thức ăn cho gần một trăm người thợ làm chùa.
-
Bên bờ sông Lô xưa có một tệ ấp nhỏ nhưng quanh năm buôn bán sầm uất tên gọi làng Gốm (nay thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Về sau làng ấy được đổi tên thành “Quan Tử” do có nhiều người đỗ đại khoa, ra làm quan phụng sự triều đình.
-
Hàng năm, bà con đồng bào dân tộc Thái xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An lại tổ chức lễ hội mừng lúa mới. Tất cả các dòng họ đang sinh sống trên địa bàn xã Thành Sơn đều dâng lên mâm cúng sang trọng, trong đó xôi gà thơm nức là món chủ đạo.