Đường giao thông liên thôn, xã ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) được bê tông hóa, khang trang hiện đại. Ảnh: T.Q
Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ảnh: T.Q
Trồng rau VietGAP đang là hướng đi cho hiệu quả cao và bền vững tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì. Ảnh: T.Q
Sau 6 năm xây dựng NTM, từ chỗ chỉ có 3 xã đạt cơ bản 14 – 15 tiêu chí, đến nay huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã có 15/15 xã đạt chuẩn NTM, đạt 100%. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 2,54% theo chuẩn mới, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt hơn 90%.
Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Văn Nhàn – Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho hay: “Bí quyết làm NTM của huyện là làm theo phương châm không nóng vội mà làm đến đâu chắc đến đó. Đặc biệt là phải coi trọng tính đồng thuận từ cấp chính quyền đến nhân dân”.
Cũng theo ông Nhàn, để nâng cao thu nhập cho nông dân, Thanh Trì đã hỗ trợ và khuyến khích nhân dân đưa các giống cây – con mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như đưa cơ giới hóa vào 24ha sản xuất lúa tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng; áp dụng mô hình trồng rau an toàn tại 2 xã Yên Mỹ, Duyên Hà với diện tích 56ha; triển khai mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu tại các xã Tả Thanh Oai, Vạn Phúc... “Nhìn chung các mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế gấp 3-4 lần so với cấy lúa, nâng thu nhập lên trên 33 triệu đồng/người/năm trên toàn huyện” – ông Nhàn cho biết.
Nghề làm bánh chưng đang mang lại thu nhập ổn định cho dân làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà. Ảnh: T.Q
Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất không chỉ giúp cho nông dân ở xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì giảm chi phí nhân công mà còn giúp tăng năng suất cây trồng. Ảnh: T.Q
Vui lòng nhập nội dung bình luận.