Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ

Lê Giang Thứ ba, ngày 24/12/2024 14:48 PM (GMT+7)
Theo ông Hồ Ngọc Thiện - Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ (TP.HCM), hàng trăm tấn cá dứa Cần Giờ chưa có đầu ra khi thị trường bị cạnh tranh gắt gao, mặt khác, chất lượng cá lai tạp chưa đáp ứng được chất lượng cho khách hàng.
Bình luận 0

Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa

Sáng 24/12, tại Trạm thuỷ sản An Nghĩa (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ), Trung tâm Khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ tổ chức hội thảo Chính sách khuyến nông và định hướng xây dựng Chương trình khuyến nông giai đoạn 2026-2030.

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ  - Ảnh 1.

Hội thảo Chính sách khuyến nông và định hướng xây dựng Chương trình khuyến nông giai đoạn 2026-2030

Tại hội thảo, bà Lê Thị Thuý Ái – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM triển khai "Chính sách khuyến nông và định hướng xây dựng Chương trình khuyến nông giai đoạn 2026-2030". Theo bà Ái, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng 96 mô hình trình diễn, tập trung chuyển giao các mô hình áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp; chuyển giao giống an toàn dịch bệnh, chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nhân rộng cho bà con nông dân.

Ngoài ra, trung tâm còn xây dựng các mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa, mía sang các cây trồng vật nuôi khác hiệu quả theo hướng ưu tiên sản phẩm 4 chủ lực của ngành (rau, hoa, bò sữa, heo, tôm nước lợ và cá cảnh).

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ  - Ảnh 2.

Bà Lê Thị Thuý Ái – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM triển khai "Chính sách khuyến nông và định hướng xây dựng Chương trình khuyến nông giai đoạn 2026-2030"

Cũng trong chương trình hội thảo, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố phổ biến nội dung "Chính sách hỗ trợ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu trên địa bàn TP.HCM". 

Theo đó, TP.HCM tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với đô thị hóa, định hình, phát triển đô thị vệ tinh, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng ấp, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn.

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ  - Ảnh 3.

Ông Hồ Ngọc Thiện - Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ

Cùng với đó, ông Hồ Ngọc Thiện - Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, nêu những điểm nhấn đáng chú ý từ kết quả hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện năm 2024, dự kiến năm 2025 và định hướng giai đoạn 2026-2030.

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ

Tại hội thảo, các nông dân đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời đưa ra những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện để các chuyên gia, Trung tâm Khuyến nông và Phòng Kinh tế có các định hướng, giải pháp tháo gỡ.

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ  - Ảnh 4.

Ông Văn Hữu Lạc (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) đưa ra khó khăn đầu ra của cá dứa Cần Giờ thời điểm hiện tại

Ông Văn Hữu Lạc (xã An Thới Đông) theo nghề nuôi cá dứa gần 3 năm nay. Hiện, ông Lạc đang nuôi cá dứa với 2 ao, khoảng 1ha mặt nước. Chi phí đầu tư cho mỗi ao cá dứa (500m2/ao) mất khoảng 1 tỷ đồng. Ông lo lắng về đầu ra của cá dứa thời điểm hiện tại.

"Hiện nay, vụ cá dứa của tôi và bà con xung quanh không tìm được đầu ra phù hợp. Chúng tôi còn hàng trăm tấn cá dứa chưa thể bán được. Mà cứ nuôi cầm ao thì chi phí ngày càng tăng khiến bản thân cũng như bà con càng khó khăn. Giá thu mua của thương lái từ 75.000-80.000 đồng/kg, người dân chỉ hòa vốn", ông Văn Hữu Lạc chia sẻ.

Tháo gỡ vấn đề này, ông Hồ Ngọc Thiện - Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết: Vấn đề này Phòng đã nắm bắt và tìm hiểu nguyên nhân, cũng như xúc tiến các giải pháp để hỗ trợ bà con. Theo đó, hiện nay thị trường cá dứa gặp phải sự cạnh tranh gắt gao khi nông dân các tỉnh ở miền Tây nuôi cá dứa đạt sản lượng cao và họ chủ động được nguồn giống.

Tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ  - Ảnh 5.

Cá dứa Cần Giờ đã thành thương hiệu được nhiều nơi biết đến

Mặt khác, ở Cần Giờ, cá dứa trở thành thương hiệu nhưng chỉ 1 đơn vị đăng ký nhãn hiệu thương phẩm. Cùng với đó, các hộ nuôi cá dứa chưa kỹ càng trong việc lựa chọn con giống mà tin tưởng vào các vựa cá giống nên cá bị lai tạp nhiều, do đó không đạt chất lượng yêu cầu của thương lái.

Để giải quyết vấn đề này, nông dân cần nâng cao quy trình nuôi, quản lý tốt nguồn giống cho sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế sẽ tăng cường xúc tiến tìm các đối tác hỗ trợ nông dân thu mua để tháo gỡ đầu ra cho cá dứa Cần Giờ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem