Thấy giun đất sinh sôi, búp chè lên tua tủa, nhiều hộ ở Thái Nguyên đua nhau học cách chăm sóc chè mới

Thanh Nga Thứ hai, ngày 15/05/2023 18:49 PM (GMT+7)
Sau một thời gian sử dụng loại phân bón mới cho vườn chè, chị Vũ Thị Siêm thấy giun đất phát triển khá nhiều mà trước đó hầu như không có, đất đùn lên khắp mặt luống. Cây chè ra rễ nhiều hơn, nhiều búp hơn. Các hộ gia đình xung quanh thấy vậy cũng học theo, thay đổi cách chăm sóc cây chè.
Bình luận 0

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Vũ Thị Siêm ở Tổ 4 thị trấn Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) trong những ngày chớm vào mùa hè, đúng lúc chị đang chuẩn bị sấy lứa chè tươi mới thu hoạch. Vừa nói chuyện với chúng tôi, chị vừa thoăn thoắt vun đống búp chè sắp sấy. 

Chị Siêm cho biết, với đồi chè đang ở độ tuổi 5-6 năm trên diện tích khoảng 0,5ha được chăm bón theo mô hình chè sạch, mỗi tháng gia đình chị thu hoạch được khoảng 1 tấn búp chè tươi. Những tháng chính vụ (mùa hè), có lúc hái được tới 2 tấn. Tùy thời điểm, khi bán tươi, khi thì chế biến bán khô, thu hoạch được đến đâu đều có khách hàng lấy đến đó.

Thấy giun đất sinh sôi, búp chè lên tua tủa, nhiều hộ ở Thái Nguyên đua nhau học cách chăm sóc chè mới - Ảnh 1.

Chị Vũ Thị Siêm cho biết, sau một thời gian sử dụng loại phân bón chứa vi sinh của Supe Lâm Thao, chị phát hiện giun đất phát triển khá nhiều mà trước đó hầu như không có.

Trong những năm gần đây, các mô hình trồng chè hữu cơ, trồng chè an toàn được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Áp dụng các phương pháp này, người trồng chè giảm lượng phân bón hóa học, giảm hoá chất bảo vệ thực vật, nhờ đó vừa bảo vệ cho người trực tiếp chăm sóc, thu hoạch chè, vừa cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. 

Nhiều hộ gia đình ở các vùng chè như Tân Cương, Phúc Xuân, Sông Cầu, Phổ Yên,... đã chuyển sang sản xuất chè theo mô hình này. Gia đình chị Siêm là một trong những hộ gia đình thực hiện sản xuất chè sạch theo mô hình đó.

Thấy giun đất sinh sôi, búp chè lên tua tủa, nhiều hộ ở Thái Nguyên đua nhau học cách chăm sóc chè mới - Ảnh 2.

Vườn chè mọc búp non tua tủa.

Theo lời kể của chị Siêm, trước đây gia đình chị cũng như các hộ trồng chè khác trên địa bàn thường dùng phân hóa học và thuốc diệt cỏ vào chăm sóc chè. Ưu điểm của cách chăm sóc này là chè phát triển nhanh, năng suất cao, ít bị cỏ dại. Tuy nhiên, hậu quả của việc lạm dụng phân thuốc hóa học thấy rõ khi tuổi thọ của cây chè không cao, cây nhanh bị rạc. 

Bên cạnh đó, dùng thuốc diệt cỏ cũng chỉ trừ được cỏ xung quanh gốc cây, còn ở phần gốc phía trong tán cây thuốc diệt cỏ không phun tới thì cỏ vẫn mọc. Khi nhổ cỏ ở vị trí này phải cúi xuống để nhổ, mặt sát với tán cây, có nguy cơ thuốc diệt cỏ có thể còn tồn dư ở tán lá chè dính vào da, thậm chí là hít phải lượng thuốc diệt cỏ còn tồn dư đó, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách đây hơn 2 năm, khi được giới thiệu và được lựa chọn để khảo nghiệm phân bón chứa vi sinh của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho cây chè, chị Siêm và các hộ dân lân cận đã chuyển sang sử dụng loại phân bón này cho diện tích trồng chè của mình. 

Chị Siêm cho biết, sau một thời gian sử dụng loại phân bón chứa vi sinh của Supe Lâm Thao, chị phát hiện giun đất phát triển khá nhiều mà trước đó hầu như không có, đất đùn lên khắp mặt luống. Nhờ thế mà đất xốp hơn, cảm giác như lúc nào cũng ẩm. Rễ cây cũng ra nhiều hơn. Từ đó đến nay chị thay đổi cách chăm sóc chè sang sử dụng phân bón chứa vi sinh kết hợp phân hữu cơ khoáng, đồng thời không sử dụng thuốc diệt cỏ nữa mà trở lại với cách diệt cỏ thủ công là phát cỏ và nhổ bằng tay. 

"Có phun thuốc thì chúng tôi cũng vẫn phải tự nhổ cỏ ở trong gốc chè, mà lại còn hít phải thuốc. Với lại từ khi thay đổi loại phân bón, cỏ cũng ít hơn hẳn. Giờ đã xác định sản xuất chè sạch, cho nên nói không với thuốc diệt cỏ", chị Siêm vui vẻ nói.

Thấy giun đất sinh sôi, búp chè lên tua tủa, nhiều hộ ở Thái Nguyên đua nhau học cách chăm sóc chè mới - Ảnh 3.

Chị Siêm cho biết, dùng phân bón chứa vi sinh kết hợp phân hữu cơ khoáng cây không bốc nhanh nhưng bền, tuổi thọ cây chè cao hơn, lâu bị rạc.

So sánh giữa phương thức chăm sóc và sử dụng loại phân bón như trước kia so với hiện nay, chị Siêm chia sẻ: "Thay đổi phương thức sản xuất như hiện nay đạt được nhiều lợi ích lắm chị. Đầu tiên là đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình trong quá trình chăm bón cho chè như đã nói ở trên, thứ đến là đảm bảo nguồn sản phẩm sạch. Chè của mình không ngon, không đẹp, không sạch thì không có đầu ra".

Theo chân chị Siêm, chúng tôi đến thăm nương chè của gia đình chị đúng lúc mọi người đang hái chè, tiếng nói cười ríu rít. Đứng trong nương chè, hít thở bầu không khí dịu mát, trong lành khiến mọi người đều có cảm giác khoan khoái, dễ chịu. 

Xòa nhẹ tay trên những búp chè mơ mởn, chị Siêm nói: "Dùng phân bón chứa vi sinh kết hợp phân hữu cơ khoáng cây không bốc nhanh nhưng bền, tuổi thọ cây cao, lâu bị rạc. Dùng lâu dài còn cải tạo được đất tơi xốp màu mỡ hơn, theo đó sản lượng sẽ ngày càng tăng. Chị nhìn xem, búp to, vươn tốt, mật độ búp dày như này có thể đoán năng suất như nào rồi. Chất lượng thì khỏi phải nói, lượng khách hàng truyền thống đông đảo và ngày càng thêm khách hàng mới thì chị biết chất lượng rồi đó!".

Trước câu hỏi hiện nay đang dùng phân bón của đơn vị nào, chị cười: "Vẫn trung thành với phân chứa vi sinh của Supe Lâm Thao kết hợp phân Hữu cơ khoáng chị ạ. Supe là bạn nhà nông mà, với lại của tốt thì phải dùng chứ". 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem