Thấy hoá thạch "phượng hoàng" châu Á khổng lồ

Thứ năm, ngày 11/08/2011 09:58 AM (GMT+7)
Các nhà cổ sinh vật cổ học vừa khám phá hóa thạch của một loại chim khổng lồ, nằm ở trung tâm châu Á, cách đây hơn 65 triệu năm. Theo họ, đây là một thách thức lớn cho giả thuyết về sự đa dạng loài chim cổ đại.
Bình luận 0

Theo tạp chí thư tín sinh học Anh ngày 10.8, một cặp xương hàm dưới và một phần khung xương hàm hình chữ L của một loài chim cuối thời kỉ phấn trắng được tìm thấy ở Kyzylorda, nam Kazakhstan. Loài chim này cao hơn chim đà điểu nếu nó không bay được và sải cánh của nó sẽ dài hơn chim hải âu nếu nó bay trên trời. Các nhà khoa học đã đặt tên con chim này là Samrukia nessovi, sau khi chim phượng hoàng huyền thoại Kazakh được biết với tên Samruk.

img
So sánh loài chim Samrukia nessovi vừa tìm thấy với kích thước con người. Ảnh: Guardian

Số liệu cũng cho thấy rằng, hộp sọ con chim này dài đến kinh ngạc: 30 cm. Mặc dù các bằng chứng không thể chứng minh loài chim này có bay được hay không và ăn cái gì, tuy nhiên theo số liệu của hai xương tìm thấy, con vật này nếu đứng thẳng sẽ cao 3 mét và nặng hơn 50 kg nếu là loài không bay. Ngược lại, trọng lượng của nó ít nhất là 12kg và sải cánh dài ít nhất 4m nếu nó là loài bay lượn. Theo nghiên cứu, con chim này đã tiến hóa từ hai chân nhỏ trước của khủng long Theropods, thời kỉ phấn trắng cách đây 150 triệu năm.

Hiện có hơn 100 loài chim cổ đại được tìm thấy, trong đó Gargantua philoinos là loài có thân lớn nhất của 70 triệu năm trước. Trong khi đó, những loài khác được cho là kích thước nhỏ. Mặc dù vậy, một số nhà khoa học cho rằng hóa thạch trên là của loài thằn lằn bay hay loài bò sát bay hơn là chim.

Theo SGTT
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem