Đề nghị luận xã hội năm nay (Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội) là viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên) là đề dễ viết.
Một giáo viên cho biết, điều đáng ngạc nhiên là bài làm của học sinh đã đi sang xu hướng nhận ra nhiều mặt trái của xã hội mặc dù trong lúc giảng bài ở lớp các giáo viên thường hay lấy những ví dụ về đạo đức tốt đẹp, rất tích cực để giúp thí sinh nhìn nhận ra cái tốt đẹp, cái thiện, tất nhiên có phê phán lệch lạc sai trái cho toàn diện.
|
Ảnh minh họa. |
Số bài phản ánh mặt trái và lệch lạc chiếm 2/3 và cảm nhận tích cực rất mờ nhạt trong phần rút ra bài học cho bản thân.
Nhìn chung, học trò nhận diện 3 phương diện dối trá: ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội.
Có học sinh kể về tham những trong vụ Vinashin, chứng tỏ học sinh không thờ ơ với các vấn đề của đất nước.
Có học sinh đã kể về lần được cha mình đưa đi xem phim và mặc dù cậu lớn hơn tuổi quy định nhưng do thấp bé nên người cha đã khai con chưa đến tuổi để lấy vé với số tiền thấp hơn.
Học trò này đã so sánh chuyện của mình với một câu chuyện ở nước ngoài: Một cậu bé 6 tuổi 2 tháng nhưng người bố đã trả tiền mua vé người lớn; khi người bán vé hỏi tại sao không khai con dưới 6 tuổi để được mua vé rẻ hơn, người cha trả lời: “Tôi không thể bán lòng trung thực để lấy 2,5 đô la”!
Giáo viên này nhận xét: Đúng là nghịch lý khi mà đề thi nói về dối trá, học sinh muốn hướng về những điều tốt đẹp, sự trung thực, nhưng ngay trong chính ngành giáo dục (dù không phải là phổ biến) vụ việc ở Bắc Giang đã biến câu chuyện của lòng trung thực và sự dối trá thành trò cười.
Theo Tiền Phong
Vui lòng nhập nội dung bình luận.