Sinh năm 1897 tại Đức, Thiếu tá Đức quốc xã Karl Plagge từng tham gia Thế chiến 1. Trong cuộc chiến này, ông mắc bệnh bại liệt dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Vì vậy, về sau ông theo học và tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư và sau đó lấy bằng Thạc sĩ hóa học tại Đại học Frankfurt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Karl điều hành một phòng thí nghiệm y tế tại nhà mẹ đẻ để hỗ trợ gia đình vượt thời kỳ "đen tối".
Trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Karl Plagge biết đến trùm phát xít Hitler khi nghe những bài phát biểu hùng hồn của y về việc sẽ hồi sinh nước Đức. Theo đó, năm 1931, Karl Plagge gia nhập Đức Quốc xã với niềm tin các lời hứa hẹn của Hitler sẽ sớm trở thành hiện thực.
Thế nhưng, khi làm việc cho Hitler, Karl Plagge nhận ra tư tưởng của trùm phát xít vô cùng tàn bạo và đẫm máu, trong đó có việc tàn sát hàng triệu người Do Thái.
Chính vì điều này, Karl Plagge dần mất niềm tin vào Hitler và phát xít Đức. Kể từ đó, ông bắt đầu bí mật điều trị cho những bệnh nhân người Do Thái.
Khi Thế chiến 2 nổ ra, Karl Plagge được đưa vào quân đội làm việc. Do bị tàn tật nên ông được giao phụ trách một đơn vị kỹ thuật tại một xưởng sửa chữa, chế tạo xe cho quân đội phát xít Đức ở Vilnius.
Với vị trí này, Karl Plagge được tự do tuyển lao động. Do vậy, ông điều chuyển nhiều tù nhân Do Thái đến làm việc tại xưởng xe phụ trách. Tại đây, các tù nhân Do Thái được cung cấp thức ăn đầy đủ và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Karl Plagge cùng nhiều sĩ quan cấp dưới mạo hiểm bảo vệ và giải thoát một số tù nhân Do Thái trước kho họ bị Đức quốc xã tàn sát.
Về sau, chính quyền phát xít Đức phát hiện các hành vi phạm tội của Karl Plagge nên ông bị bắt giữ và bị kết tội phản quốc. Năm 1947, Karl Plagge bị xét xử với tội danh tội phạm chiến tranh vì là thành viên của Đức Quốc xã.
May mắn là những người Do Thái được Karl Plagge cứu sống đã cùng đứng ra làm chứng, nhờ vậy, ông được thả tự do và qua đời năm 1957.
Tâm Anh (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.