Thoái vốn Vinamilk, Hòa Phát, khối ngoại hốt triệu đô nhờ Vietjet Air và Novaland

Hoàng Thắng Thứ ba, ngày 28/03/2017 18:00 PM (GMT+7)
Đồng loạt thoái vốn khỏi Vinamilk (VNM), Hòa Phát (HPG), hai quỹ VEIL (Vietnam Enterprise Investment Limited) và VOF đã mua hàng triệu cổ phiếu Novaland (NVL), Vietjet (VJC) ngay từ khi hai doanh nghiệp này chưa lên sàn. Và chúng đều mang về lợi nhuận hàng chục triệu USD cho VEIL, VOF sau một thời gian ngắn.
Bình luận 0

imgVietjet Air (VJC) đang giúp khối ngoại hốt bạc triệu đô

Khối ngoại đồng loạt thoái vốn khỏi Vinamilk, Hòa Phát

Cuối tháng 6.2016, hàng loạt các quỹ đầu tư ngoại đã chuyển nhượng hơn 21.3 triệu cổ phần DHG, tương đương 24.5% vốn của Dược Hậu Giang cho Taisho Pharmaceutical Co., Ltd (Nhật Bản). Trong đó, chủ yếu là cổ phần của các quỹ đầu tư thuộc VinaCapital và Dragon Capital.

Quỹ VOF của VinaCapital đã bán hết 6,2 triệu cổ phần DHG tương đương 7.2% vốn và thu về số tiền ước tính lên tới 650 tỷ đồng. Còn Dragon Capital cũng bán 5.6 triệu cổ phần tương đương 6.5% vốn.

Tương tự như vậy, tại Vinamilk, hai quỹ con thuộc quỹ VEIL (Vietnam Enterprise Investments Limited) là Amerham Industries Limited và Grinling International Limited do Dragon Capital quản lý cũng bán gần 3 triệu cổ phiếu VNM của Vinamilk trong khoảng thời gian từ 6.9 đến 5.10.2016. Ngoài ra, quỹ đầu tư nhất và lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bán bớt một phần cổ phần tại Hòa Phát (HPG), Dược Hậu Giang (DHG).

imgVinamilk (VNM) đang dần kém hấp dẫn với khối ngoại?

Với Hòa Phát (HPG), sau gần 10 năm đồng hành. Giữa năm 2015, VinaCapital chính thức rút người đại diện vốn khỏi HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Sau đó, quỹ VOF của VinaCapital cũng thoái bớt một phần vốn tại HPG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5.2% xuống 4.9%, không còn là cổ đông lớn của Hòa Phát (HPG).

Hốt bạc triệu đô nhờ Vietjet Air, Novaland

Sau quá trình thoái vốn khỏi Vinamilk, Hòa Phát nửa đầu năm 2016. Cuối năm 2016, hai quỹ VEIL, VOF lần lượt chuyển hướng, đầu tư mạnh vào cổ phiếu của một số doanh nghiệp mới nổi trên sàn như Novaland (NVL), Vietjet (VJC), Thế giới Di động (MWG)...

Sau những phiên tăng trần liên tiếp của VJC, những cổ đông nước ngoài hiện đang nắm giữ 73 triệu cổ phần, tương đương 24,33% vốn của Vietjet Air được hưởng không ít lợi nhuận từ khoản đầu tư ban đầu.

Chốt phiên giao dịch chiều 2.3, sau 3 phiên liên tiếp tăng trần, Quỹ đầu tư Goverment of Singapore (GIC) đã có thêm 630 tỷ đồng, sau khi đầu khoảng 1.400 tỷ mua 16,4 triệu cổ phiếu VJC. Sau phiên giao dịch ngày 24.3, tổng giá trị khoản đầu tư này tiếp tục tăng lên hơn 2.100 tỷ đồng khi giá trị cổ phiếu tăng lên 128.000 đồng/cổ phiếu.

imgChiến lược kinh doanh bài bản của Vietjet (VJC) đã thu hút các quỹ ngoại như VEIL, VOF

VEIL cũng chi gần 1.000 tỷ đồng mua 9,5 triệu cổ phiếu VJC, tương đương 3,9% cổ phần của Vietjet trong đợt chào bán cổ phần cho nhà đầu tư tổ chức diễn ra đầu tháng 1.2017. Hôm nay (28.3), tròn 1 tháng Vietjet lên sàn, mức giá chốt phiên giao dịch của mã VJC trên sàn HoSE là 130.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, giá trị khoản đầu tư của VEIL vào Vietjet Air đã tăng thêm 54,7%, tương đương gần 440 tỷ đồng.

Bên cạnh Vietjet, VEIL đang hốt bạc từ một cổ phiếu mới lên sàn khác là Novaland. Năm 2015, VEIL đã đầu tư 15 triệu USD mua cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của Novaland và tiếp tục mua thêm lượng lớn ngay trước khi doanh nghiệp này lên sàn.

Với 17 triệu cổ phiếu NVL trong tay, từ giá vốn đầu tư khoảng 44.000 đồng/cổ phiếu ban đầu, giá trị hiện tại của NVL đang dao động quanh mức 68.000 đồng, tăng gần 55% so với giá mua, tương ứng khoản lãi khoảng 400 tỷ đồng.

Giống như VEIL, quỹ VOF do VinaCapital quản lý cũng đang thu lợi hàng trăm tỷ từ việc đầu tư vào Vietjet và Novaland. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem