1. Không rửa chảo chống dính ngay sau khi nấu
Khi bạn đổ nước lạnh vào một cái chảo nóng hay đặt nó làm nơi có nhiệt độ thấp có thể kiến chảo bị cong vênh. Vì thế, hãy dành ra vài phút để chảo nguội hơn trước khi rửa hay bắt đầu nấu thứ gì đó với nước lạnh.
2. Không sử dụng đồ dùng kim loại trên chảo chống dính
Những đồ dùng bằng kim loại như muỗng, đũa hay sẽ dễ dàng làm trầy xước và làm hỏng bề mặt của chảo chống chính.
Có nghĩa là, bạn không nên dùng muỗng, đũa để xào nấu hay múc thức ăn từ chảo; không cắt thức ăn trong chảo bằng dao hay dụng cụ cắt bánh pizza; không dùng dao hay nĩa kim loại để xào rau hay khuấy nước trong chảo chống dính.
Thay vào đó, hãy sử dụng các vật liệu như cao su, gỗ, nylon, nhựa hay silicone.
3. Làm sạch chảo chống dính bằng miếng cọ rửa chống trầy xước
Bề mặt của chảo chống dính rất nhạy cảm với thép, miếng cọ rửa kim loại, những vật sắc nhọn hay các chất có tính tẩy rửa cao. Nếu thức ăn dính chặt vào chảo, hãy ngâm trong nước một lúc trước khi rửa thay vì cố gắng chùi nó, bạn có thể làm hỏng chảo.
Có thể bạn sẽ không nhìn thấy được những rãnh sâu bên trong lớp phủ không dính khi sử dụng miếng cọ rửa kim loại, nhưng sau một thời gian nhất định, nó là làm mòn và mất dần lớp phủ này đi. Hãy sử dụng một một miếng bọt biển cứng hay một miếng cọ rửa chống trầy xước thay thế để làm sạch chảo chống dính.
4. Tránh các loại thực phẩm có tính axit
Nấu các loại thực phẩm có tính axit trong chảo chống dính như cà chua, chanh sẽ nhanh chóng làm bong tróc lớp chống dính. Bởi những thực phẩm này có xu hướng liên kết và nới lỏng lớp phủ không dính nông. Thậm chí, có trường hợp chảo còn bị phá hỏng ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
5. Không sử dụng bình xịt nấu ăn
Không chỉ là chảo chống dính mà bình xịt nấu ăn có thể làm hỏng bất kỳ loại chảo nào, ngay cả khi bạn chỉ nấu rau đơn thuần. Dầu ăn từ bình xịt sẽ tích tụ lên bề mặt của chảo khi đun nóng. Tuy nó không tạo ra hiệu ứng ngay lập tức, nhưng việc lặp đi lặp lại sẽ gây hậu quả không tốt về sau.
Tốt nhất chỉ nên dùng một chút dầu ăn thông thường và tráng đều mặt chảo.
6. Cất giữ chảo đúng cách
Nên cất giữ chảo ở nơi thoáng, rộng rãi, tuy nhiên thường điều này không được đảm bảo. Vì vậy, nếu sắp xếp chúng, hãy cố để chảo chống dính tránh xa các vật thể có góc cạnh sắc nhọn, không để mặt chảo tiếp xúc với phần đáy của các xoong chảo khác.
7. Làm sạch và lau khô chảo chống dính sau khi sử dụng
Ngay sau khi sử dụng, tốt nhất nên rửa sạch và lau không chúng. Nếu bạn dùng chảo để rán thức ăn mà để quá lâu, hay rửa trong máy rửa chén sẽ làm tăng nguy cơ dầu thừa chảy lên lớp phủ và bên ngoài chảo. Những vết bẩn màu caramel mà bạn thường thấy trên chảo đó chính là dầu mỡ. Lau khô chảo không dính cũng là giúp ngăn ngừa gỉ sét hình thành.
8. Không cất thức ăn trong chảo
Hãy sử dụng hộp nhựa để lưu trữ thực phẩm thay vị để nguyên trong chảo như thế. Có một số trường hợp người ăn cảm nhận thấy đồ ăn có mùi kim loại sau khi đã cất trữ thức ăn trong chảo.
9. Tránh nhiệt độ cao khi sử dụng chảo chống dính
Hầu hết các nhà sản xuất đều có dán nhãn cảnh bảo về mức nhiệt độ sử dụng trên chảo. Việc dùng một lượng nhiệt quá lớn sẽ làm chảo bị cong, lớp phủ chống dính bị bong tróc, làm mất một số tính năng của chảo.
10. Sử dụng chất tẩy rửa mềm hơn để làm sạch chảo
Hầu hết những chất tẩy rửa tiếp xúc trực tiếp với tay được coi là mềm. Còn những chất tẩy rửa dùng cho máy rửa chén, thuốc tẩy... và những chất tẩy rửa khác có thể làm hỏng lớp phủ chống dính của chảo.
Nguồn: thecookingdish.com
Minh Hạ (Khám phá)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.