Hạt chia có thể màu đen hay trắng, còn màu nâu là hạt chưa chín. Dù màu nào đi nữa, không có sự khác biệt về dinh dưỡng giữa chúng.
Từ năm 3500 trước Công nguyên, người Aztec đã dùng hạt chia trong chế độ ăn. Từ năm 1500 trước Công nguyên, hạt này được người Teotihuacan và Toltec trồng ở Mexico.
Những người Aztec và Maya từ xa xưa đã nghiền hạt thành bột, trộn với nước để uống.
Lúc đó, hạt chia được xem là có tác dụng góp phần tăng sức bền và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hạt chia sau đó không được chú ý. Khi những người Tây Ban Nha đặt chân đến Nam Mỹ, chúng được trồng lại ở Argentina, Guatemala, Mexico... Tuy nhiên, hiện nước trồng và thu hoạch hạt chia nhiều nhất để bán ra là Australia.
Hạt chia khô chứa 6% nước, 42% carbohydrate, 16% protein và 31% chất béo. Loại hạt này cũng là nguồn cung cấp canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho và kẽm...
Hạt chia có hình bầu dục, dẹt, nhỏ, có kích thước trung bình 2,1 mm × 1,3 mm × 0,8 mm với trọng lượng trung bình 1,3 mg mỗi hạt.
Các cánh đồng trồng chia ở Argentina và Colombia có thể thu hoạch từ 450 đến 1250 kg/ ha. Tuy nhiên, tùy theo cách canh tác mà mỗi nước có thể thu hoạch sản lượng khác nhau.
Hạt chia là một thành phần không thể thiếu trong đồ uống yêu thích của người Mexico và các nước vùng Trung Mỹ. Cách pha chế là hạt được trộn vào nước cốt chanh thêm chất làm ngọt tạo thành đồ uống phổ biến.
Giá bán loại hạt này trên một số trang thương mại điện tử khoảng 27,5 USD/kg (~600.000 đồng/kg).
Ngày nay, hạt chia được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực dưỡng sinh, làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa và điều trị một số chứng bệnh.
Tuy vậy, khi sử dụng hạt chia cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được những lời khuyên phù hợp từng đối tượng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.