Không khí hanh hao của tháng chạp là tín hiệu cho sự tất bật của người quê nấu mật mía khi Tết đến xuân về. No dồn đói góp trong vòng mưu sinh chóng mặt cũng vội vã hơn cho dịp cuối năm.
Thông tin từ người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), từ đầu vụ thu hoạch mía chục (mía dùng làm nước giải khát) đến nay, bà con rất phấn khởi vì thu được nguồn lợi nhuận hấp dẫn do giá mía ở mức cao kỷ lục.
Sau nhiều năm chật vật với cây cam nhưng “nợ vẫn hoàn nợ”, đến nay, người dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã có tiền khi chuyển hướng sang trồng mía. Vụ mía đầu tiên đã cho năng suất cao, bà con phấn khởi.
Việc doanh nghiệp tăng giá mua mía là động lực cần thiết để khuyến khích nông dân Tây Ninh ổn định vùng nguyên liệu mía. Theo đó, bảng giá mua mía tại Tây Ninh được doanh nghiệp công bố với mức cao nhất là 1.340.000 đồng/tấn.
Từ khi Việt Nam xóa bỏ quy định về hạn ngạch và giảm thuế nhập khẩu đường xuống mức thấp 5% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ ngày 1/1/2020, sản xuất, chế biến mía đường tụt giảm sâu.
Sơn La đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch mía đường. Đây cũng là dịp các tài xế xe tải “tranh thủ” chở thêm nông sản, gây ra tình trạng xe chở quá tải trọng lưu thông trên đường. Trước tình hình đó, Công an tỉnh Sơn La đã triển khai quyết liệt các giải pháp kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn.
Trong một thời gian dài, ngành mía đường Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi đường nhập lậu qua biên giới gia tăng, giá đường giảm, diện tích mía giảm mạnh, nhiều nhà máy đường đóng cửa. Để bảo đảm đời sống người trồng mía, ở một số nơi đã chuyển đổi diện tích sang cây trồng khác.