Ít cơ hội xin việcGặp Phan Thị Hà Châm (quê Nho Quan, Ninh Bình) - thủ khoa ngành kinh tế và phát triển nông thôn của Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi khá bất ngờ vì những suy nghĩ già dặn so với một sinh viên mới ra trường. Hà Châm cho biết, khi còn ngồi trên giảng đường đại học, cô đã có những nghiên cứu và đi thực tế khá nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Theo nhận định của cô, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nông nghiệp Việt Nam cũng đang có những biến chuyển theo hướng tích cực. Song trên thực tế, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. “Ở Việt Nam, những chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp còn ít, lợi nhuận từ nông nghiệp của người nông dân còn quá thấp. Trong khi đó, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, đời sống người nông dân càng thêm chật vật hơn”- Hà Châm chia sẻ.
Lãnh đạo thành phố, Thành đoàn Hà Nội chúc mừng thành tích học tập của các sinh viên tài năng.
Tuy nhiên, Hà Châm cũng chia sẻ một thực tế là khá nhiều bạn trẻ “xấu hổ” không dám nói mình học ngành nông nghiệp. Hơn nữa, cơ hội xin việc của các sinh viên học nông nghiệp cũng rất khó khăn. Trong khi đó các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Hà Châm hiện có dự định sẽ đóng góp cho việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt.
Phạm Thị Phương Thùy (quê Lâm Thao, Phú Thọ), thủ khoa chuyên ngành quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường, ĐH Nông nghiệp Hà Nội lại suy nghĩ, quá trình phát triển kinh tế của đất nước hiện nay khiến cho diện tích trồng lúa và nông sản nói chung bị giảm đi đáng kể. “Trong khi đó, đất nước ta có điều kiện phát triển nông nghiệp khá thuận lợi, thu hẹp dần đất lúa nói riêng và đất nông nghiệp nói chung cho thấy ta đang tự đánh mất rất nhiều lợi thế của mình để chạy theo xu hướng phát triển toàn cầu hóa” - Thùy bày tỏ. Phương Thùy cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần nhìn nhận lại giá trị và khả năng sử dụng đất đai để có thể khai thác hết tiềm năng đất nông nghiệp, qua đó tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Mong muốn cứu rừngLê Thái Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) là thủ khoa chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam. Sơn nhận định, ngành lâm nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang gặp phải hai vấn đề nghiêm trọng là chảy máu tài nguyên và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây là những vấn đề quan trọng có tầm vĩ mô và không thể xem nhẹ.
Chiều 24.8, tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, TP.Hà Nội tổ chức Lễ ghi danh Sổ vàng Thủ khoa xuất sắc năm 2013. Tham dự cuộc gặp mặt có 205 thủ khoa sinh viên các khối ngành của hơn 100 trường ĐH-CĐ . Trong ngày 25.8, các thủ khoa đã tham dự tọa đàm về thanh niên với mạng xã hội.
|
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Lê Thái Sơn cũng đã giành rất nhiều giải thưởng trong công tác nghiên cứu đề tài khoa học về nhiều vấn đề như lựa chọn cây chống cháy rừng, đánh giá tác động của cháy rừng tới tài nguyên đất, ứng dụng vệ tinh Spot 5 vào phân loại và đánh giá khả năng hấp thụ carbon… Vì thế, Sơn cũng mong muốn các nghiên cứu của mình được ứng dụng vào thực tế để cứu rừng và cứu môi trường rừng.
Nguyễn Dũng (Nguyễn Dũng)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.