Khoảng 2 năm trở lại đây diện tích mía tại Đồng Nai ngày càng giảm, các vùng nguyên liệu mía giảm dần, không đủ sản lượng để vận hành nhà máy ép mía tại địa phương.
Nhiều năm trở lại đây, trồng mía không mang lại lợi nhuận nên diện tích mía trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giảm mạnh. Niên vụ 2020-2021, toàn tỉnh chỉ còn 261ha mía, so với hàng ngàn ha vào vài năm trước đó. Tiếp tục đối mặt với vụ thu hoạch khó khăn, cây mía có nguy cơ xóa sổ trên địa bàn tỉnh.
TTC Sugar vừa ban hành thông báo tăng giá thu mua mía thêm từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng/tấn theo khu vực. Với chính sách mới này, giá mua tối đa cho mía sạch 10 CCS tại ruộng trên phương tiện vận chuyển lên đến 945.000 đồng/tấn.
Các biện pháp phòng vệ thương mại đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và mía đường Việt Nam cũng cần một cứu cánh tương tự, nếu không muốn bị “chơi xấu” ngay trên sân nhà.
Những ngày vừa qua, hàng loạt Công ty Mía đường công bố mức giá thu mua chỉ từ 700 – 800 đồng, tương đương 700.000 – 750.000 đồng/ tấn. Mức giá này còn thấp hơn chi phí sản xuất khiến nhiều người nông dân lắc đầu từ chối bán.
Mía là cây trồng chủ lực của Thanh Hóa nhưng vài năm trở lại đây, nhiều nông dân đã quay lưng với cây trồng này. Ngành mía đường Thanh Hóa đang đứng trước nhiều thử thách và cần tìm phương án nâng cao giá trị kinh tế cho cây mía nếu muốn “níu chân” nông dân.
Nhà máy nợ trên 100 tỷ đồng không còn khả năng chi trả, cực chẳng đã nông dân bán mía phải nhận đường. Trong khi đó, nhiều diện tích mía đang chết khô ngoài đồng do giá rẻ. Thực tế này đang xảy ra tại huyện Bến Lức (Long An).
Người dân thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) như đang “ngồi trên lửa” sau sự cố nước thải Nhà máy Đường Khánh Hòa. Hiện hơn 1.000 tấn mía đã thu hoạch chưa được thu mua, đang bị phơi nắng, có nguy cơ thành củi…