Thứ trưởng Đặng Hoàng An nêu phương án “tối ưu” xử lý 12 đại dự án thua lỗ

Thanh Phong Thứ ba, ngày 05/04/2022 13:50 PM (GMT+7)
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhận định, 12 đại dự án yếu kém, thua lỗ ngành Công Thương có khó khăn đặc thù khác nhau. Do đó, không thể cầu sự hoàn hảo, chỉ có thể đưa ra phương án xử lý tối ưu cho từng trường hợp.
Bình luận 0

Phát biểu tại, Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" sáng 5/4, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, 5/12 doanh nghiệp, dự án được đưa ra khỏi danh sách chậm tiến độ, thua lỗ.

"5 dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể: Khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi. Các dự án không còn khả năng khắc phục vì các lý do như sản phẩm đưa ra không còn thị trường, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu thì xử lý tài chính, cơ cấu vốn, giải pháp cuối cùng là phá sản", ông Hùng thông tin.

Đánh giá chung về quá trình xử lý 12 dự án yếu kém, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, khó khăn của các dự án rất đa dạng và có đặc thù khác nhau như tổng mức đầu tư tăng, chi phí vay vốn cao. Các dự án phân bón và nhiên liệu sinh học gặp vấn đề của.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nêu phương án “tối ưu” xử lý 12 đại dự án thua lỗ - Ảnh 1.

Thứ trường Công Thương Đặng Hoàng An (Ảnh: VGP)

Ngoài ra, có những dự án vướng ở vấn đề liên quan đến tranh chấp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Do đó ông An nhận định, không có phương án xử lý nào là hoàn hào, mà có chỉ có phương án xử lý tối ưu.

"Hiện nay, một số dự án đã có khởi sắc thực sự. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu, vì thời gian kéo dài lâu cho nên ta phải tìm cách xử lý dứt điểm, cái gì làm được ta phải xử lý dứt điểm, không sẽ kéo dài từ ngày này sang tháng khác. Kết quả tích cực bước đầu như vừa qua có sự chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ", ông An khẳng định.

Nêu rõ hơn về những khó khăn đặc thù, ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, dư luận vẫn cho rằng, PVN có 5 dự án thua lỗ, yếu kém, nhưng thực chất các dự án này không hoàn toàn của PVN.

Điển hình, dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, PVN chỉ sở hữu 29% cổ phần, còn lại doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối; PVN cũng chỉ nắm 35% cổ phần của Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, còn 65% là các doanh nghiệp bên ngoài. Do đó, việc tham gia, chỉ đạo, điều hành hay có những can thiệp, hỗ trợ rất khó.

Ngoài ra, dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất cũng có các công ty con của tập đoàn nắm cổ phần chi phối, ông Hùng cho biết, khi triển khai dự án này, tại thời điểm giá dầu vào khoảng 120-130 USD/thùng. Nhưng khi hoàn thành thì giá dầu xuống, dự án không hiệu quả.

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng chỉ đạo, điều hành, báo cáo các cấp thẩm quyền, giúp PVN xử lý các vấn đề nội tại. Về cơ bản Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất đã vận hành thương mại, các hạng mục công việc đã được xử lý và kiến nghị đưa ra khỏi các dự án yếu kém ngành công thương", ông Dũng cho hay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem