Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam ước đạt 85,13 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2022; trong đó, xuất khẩu 47,84 tỷ USD, nhập khẩu 37,29 tỷ USD, xuất siêu 10,55 tỷ USD tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp năm 2023 là 54 tỷ USD. Liệu mục tiêu này có đạt được hay không và sẽ có những thuận lợi và và khó khăn ra sao. Ngày 30/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã có những chia sẻ với Báo điện tử Dân Việt.
2023 là một năm đặc biệt khó khăn của nền kinh tế, không những chỉ với Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nông nghiệp Việt Nam đã thu được những kết quả tích cực.
Về sản xuất: Sản xuất lúa gạo, sản lượng lúa đạt 41,17 triệu tấn, kế hoạch trên 43 triệu tấn tính khả thi rất cao. Như vậy vừa phục vụ nội tiêu cho 100 triệu dân, vừa đảm bảo đủ chế biến để dự trữ, thức ăn chăn nuôi và làm giống cũng như sản lượng xuất khẩu đạt cao nhất trong nhiều năm qua.
Đến giờ này xuất khẩu được trên 4,4 tỷ USD, tăng 36,3% với sản lượng 7,75 triệu tấn. Chưa năm nào giá lúa gạo cao như năm nay và tiếp tục tăng trong thời gian gần đây.
Về thực phẩm: Quy mô đàn lợn 28 triệu con, tăng 4%. Mỗi năm giết mổ 49-51 triệu con; trứng 85 tỷ quả; sữa 1,28 tỷ lít.
Về thủy sản: Sản lượng đạt 8,5 triệu tấn; khai thác 3,6 triệu tấn, tăng 0,4%. Như vậy mục tiêu 2030 giảm xuống còn 2,8 triệu tấn khai thác và 7 triệu tấn nuôi trồng hoàn toàn có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra. Trong 2 năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản tăng rất cao. Ngành thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng với tỷ trọng trên 50%.
Về lâm nghiệp: Đạt trên 29 triệu m3 gỗ rừng trồng.
Về xuất khẩu: Giá trị đạt 47,84 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, tháng 11 đã xuất khẩu được 4,79 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Sản phẩm OCOP đạt 10.881 sản phẩm; xây dựng NTM đạt trên 74%. Thặng dư thương mại đạt 10,6 tỷ USD, tăng 33,7%. Đây là những con số rất quan trọng để thấy sự phát triển, đóng góp tích cực của ngành nông nghiệp vào nền kinh tế, góp phần ổn định xã hội.
Như chúng ta đã biết, năm nay là một năm khó khăn, tuy nhiên, toàn ngành nông nghiệp đã bám đuổi mục tiêu 54 tỷ USD. Đến thời điểm này đạt 47,84 tỷ USD.
Về cơ cấu thị trường cũng đã có sự thay đổi. Trong đó, Trung Quốc khoảng 11,5 tỷ USD, chiếm 23,2%, Mỹ 9,5 tỷ USD, chiếm 20,6%; châu Âu và thị trường khác 19,5 tỷ USD, chiếm 40%, Nhật Bản 3,5 tỷ, chiếm 7,4%, Hàn Quốc và Philippines trên 1,9 tỷ USD, chiếm 4%.
Với những lợi thế xuất khẩu rau quả, đạt 5,23 tỷ USD, tăng 74,5%; hạt điều 3,31 tỷ USD tăng 17,4%, lúa gạo, cà phê, tôm, cá tra... thì chúng ta sẽ phấn đấu để làm sao đạt mục tiêu 54 tỷ USD khi kết thúc năm 2023.
Trước trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu thực phẩm trong nước và Trung Quốc đều tăng 15-20%. Chúng ta đã phấn đấu trong thời gian rất dài để có Nghị định thư để xuất khẩu chính ngạch. Các sản phẩm xuất khẩu chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng mở rộng, tới đây có thêm 4 đối tượng đó là dược liệu, dừa tươi, hoa quả đông lạnh và dưa hấu sẽ được xuất khẩu chính ngạch. Từ nay đến cuối năm chúng ta sẽ có cơ hội để ký 4 Nghị định thư này.
Phía Trung Quốc cũng đã xem xét, đánh giá hồ sơ và đã có những dự thảo văn kiện. Nếu triển khai được 4 Nghị định thư này đúng dịp Tết Nguyên đán thì chúng ta có cơ hội đóng góp thêm vào giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 và những tháng đầu năm 2024.
Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đặc biệt lưu ý về chất lượng sản phẩm, vùng nguyên liệu, truy xuất được nguồn gốc và mã số vùng trồng, các cơ sở đóng gói.
Thị trường đang có điều kiện thuận lợi, bởi vậy chúng ta tranh thủ thu hoạch, sơ chế, chế biến để thực hiện tốt Nghị định thư giữa 2 nước.
Vừa qua, Bộ NNPTNT cũng đã ký với tỉnh Quảng Tây Nghị định thư về xuất khẩu động vật và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Tôi cho đây là cơ hội và lợi thế rất lớn để chúng ta tăng cường xuất sang Trung Quốc.
- Nguồn cung chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2024, như thế nào thưa Thứ trưởng?
Hiện, đàn lợn cả nước đạt 28 triệu con, tăng 4%; gia cầm 552 triệu con, tăng 3%, đàn bò thịt tăng 0,6%. Như vậy nhu cầu thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024 chúng ta hoàn toàn yên tâm, kể cả có tăng 15-20%.
- Hiện nay, Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều địa phương, Bộ NNPTNT đã có những chỉ đạo gì để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh thưa Thứ trưởng?
Cách đây 2 tuần, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Về phía Bộ NNPTNT cũng đã dự thảo một Công điện về chống buôn lậu trâu, bò, lợn, gia cầm, cũng như việc triển khai tiêm vacccine Dịch tả lợn châu Phi và các loại bệnh khác để đảm bảo an toàn, duy trì sự phát triển của đàn lợn nói riêng và của ngành chăn nuôi nói chung tại thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Với quyết tâm của Bộ NNPTNT, sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Thú y và các Chi cục chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố, chúng ta sẽ không chế Dịch tả lợn châu Phi được trong thời gian tới.
Giá trị xuất khẩu: Nhóm thuỷ sản 8,24 tỷ USD, giảm 18,9%; lâm sản 13,02 tỷ USD, giảm 17%. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng, nông sản 24,3 tỷ USD, tăng 17,1% (đóng góp bởi giá trị XK nhóm hàng rau quả 5,32 tỷ USD, tăng 74,5%; gạo 4,41 tỷ USD, tăng 36,3%; hạt điều 3,31 tỷ USD, tăng 17,4%, sản phẩm từ ngũ cốc 1,08 tỷ USD, tăng 5,4%) và sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD, tăng 23,5%. Đến nay, có 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.