Nông dân vùng biên giới Hà Giang rủ nhau nuôi "cá quý tộc" đặc sản, ai đến thấy cũng trầm trồ
Nông dân vùng biên giới Hà Giang rủ nhau nuôi "cá quý tộc" đặc sản, ai đến thấy cũng trầm trồ
Nguyễn Quân
Thứ sáu, ngày 01/12/2023 13:14 PM (GMT+7)
Tận dụng nguồn nước suối, 12 nông dân ở Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã mạnh dạn đầu tư bể, nuôi loài cá nước lạnh, (nuôi cá tầm, nuôi cá hồi ví như cá quý tộc) thu về hàng trăm triệu đồng/năm. Ai đến thăm mô hình cũng bất ngờ…
Có dịp đến vùng đến vùng cao biên giới xã Tùng Vài của huyện Quản Bạ, chúng tôi ghé thăm Tổ hợp tác xã của những người nông dân tuổi trẻ, dám nghĩ, giám làm, được mọi người đặt cho mệnh danh là "triệu phú cá" ở nơi chỉ có đồi núi.
Triệu phú nuôi "cá quý tộc" trên núi
Dẫn chúng tôi đi tham quan những bể cá nằm nối sát nhau dưới chân những ngọn núi đá, ông Ngũ Chính Phú (SN:1992, thành viên của Tổ hợp tác), thôn Bản Thăng đã làm thay đổi cuộc đời ông. Bởi vậy, ông luôn muốn tìm tòi, nghiên cứu loài vật nuôi nào gắn bó được với chính mảnh đất quên hương này.
Xác định vùng đất này có khí hậu mát mẻ, được bao bọc bởi rừng tự nhiên và có nguồn nước mát từ các khe suối ở thượng nguồn đổ về nên thuận lợi để nuôi cá Tầm.
Năm 2020, ông Phú cùng một số người trong thôn đi thăm mô hình nuôi cá tầm ở Lào Cai cho lãi cao nên ông cùng các thành viên Tổ hợp tác bắt đầu học tập kinh nghiệm các mô hình nuôi cá ở địa phương. Khi đã nắm vững kỹ thuật, ông cùng các thành viên tiến hành xây dựng mô hình nuôi cá Tầm, cá Hồi và cá Dầm Xanh.
Nói về nghề nuôi cá, ông Phú cho hay, nếu như thời gian gần đây các loại gia súc, gia cầm giá cả lên xuống thất thường thì cá Tầm, cá Hồi thì ngượi lại. "Giá cá giữ khá ổn định, ít khi lên xuống nên cho hiệu quả kinh tế cao.
Là loại các đặc sản nên dễ bán, có bao nhiêu là các nhà hàng trong huyện đặt mua hết, nhiều lúc chúng tôi không đủ cung cấp. Năm 2023, trừ hết chi phí trại cá thu về khoảng 500 triệu đồng", ông Phú vui vẻ nói.
Ông Ngũ Chính Phú (người cầm cá) sinh năm 1992, thành viên của Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang).
Theo tìm hiểu, mô hình nuôi cá Tầm, cá Hồi và cá Dân Xanh của Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh đều là người dân tộc Bố Y, sau 3 năm triển khai đã cho thấy hiệu quả về kinh tế và từng bước mở rộng quy mô phát triển.
Để nuôi cá Tầm, cá Hồi đòi hỏi mô hình thiết kế ao nuôi phải có hệ thống nước tuần hoàn, cung cấp oxy liên tục cho cá, nước từ suối chảy vào ao hồi rồi lại từ ao hồ chảy ra ngoài, đảm bảo môi trường ao hồ luôn sạch và có dòng chảy nếu không cá dễ mắc bệnh và chết; nguồn nước trong hồ nuôi luôn được duy trì ổn định, tốt nhất từ 20 đến 23 độ C.
CLIP: Mô hình nuôi cá tầm đặc sản ví như cá quý tộc ở thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Cũng theo ông Hà Phúc Tri (SN:1983, thành viên của Tổ hợp tác) nuôi cá tại thôn Bản Thăng, xã Tùng Vài chia sẻ, loại cá chúng tôi đang nuôi là cá Tầm gần 8.000 con, cá Hồi 700 con, cá Dầm Xanh khoảng 200 con. Cá nuôi khoảng tầm 2 năm đến khi đủ tiêu chuẩn xuất bán là 2kg/con, giá bán từ 250 nghìn đồng/kg.
"Để cá Tầm phát triển tốt thì bên cạnh nhiệm vụ hàng ngày cho cá ăn, cần loại bỏ rác thải tại khu vực nuôi, định kỳ từ 20 – 30 ngày vệ sinh ao nuôi sạch sẽ để cá không bị nhiễm khuẩn, nấm", ông Tri cho hay.
Với tầm nhìn đúng của các thành viên "Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh đều là người dân tộc Bố Y" đã thành công. Chúng tôi bán một số lượng cá cho các nhà hàng trên địa bàn huyện và hướng tới phục vụ khách du lịch. Mỗi vụ nếu cá phát triển tốt trừ các chi phí cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm".
CLIP: Cận cảnh mô hình nuôi cá nước lạnh-cá tầm đặc sản ở xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ (Hà Giang).
Ông Hà Minh Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) cho biết, qua theo dõi, nắm bắt, Hội nhận thấy mô hình nuôi cá Tầm tại thôn Bản Thăng đang mang lại hiệu quả.
Hiện tại thị trường đang cần nhiều những dòng cá này. Thời gian tới, Hội tiếp tục theo dõi, nhân rộng mô hình này cho người dân có nhu cầu, đồng thời tiếp cận mô hình nuôi cá của anh Phú để học hỏi kinh nghiệm phát triển tốt nhất.
Được biết, tham gia mô hình nuôi cá Tầm có 12 hộ dân tộc Bố Y tại thôn Bản Thăng. Mô hình này được nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025.
Đến nay mô hình nuôi cá của Tổ hợp tác nuôi cá nước lạnh tại xã Tùng Vài là một trong những mô hình đạt hiệu quả cao trong phát triển kinh tế của địa phương.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.