Thủ tướng: Đưa Việt Nam trở thành công xưởng chế biến gỗ thế giới

Anh Thơ Thứ sáu, ngày 22/02/2019 10:46 AM (GMT+7)
Tại Diễn đàn ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 - thành công, bài học kinh nghiệm, giải pháp bứt phá diễn ra sáng nay 22/2 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt hàng cho ngành nông nghiệp hãy tập trung nhiều giải pháp để biến Việt Nam thành công xưởng chế biến gỗ của thế giới.
Bình luận 0

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, thành quả trong năm 2018 là không chỉ có kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch, đưa sản phẩm gỗ tới trên 120 địa bàn quốc gia và lãnh thổ, Việt Nam trở thành nước đứng đầu ASEAN, thứ nhì châu Á, thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ mà còn giúp nâng cao độ che phủ rừng, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người dân sống gần rừng. 

img

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.

Không chỉ số lượng, Thủ tướng cũng đề cập tới thành quả là ngành gỗ có sản phẩm thiết kế, mẫu mã tốt được thị trường khó tính chấp nhận. Việc chuyển giao công nghệ từ các viện, trường, nhà nghiên cứu đến với thị trường XK bước đầu rất tốt. 

"Chúng ta đang đứng trên đôi chân của mình, điều đáng mừng là các sản phẩm gỗ tiêu dùng Việt Nam phần lớn có nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, hạn chế gỗ nhập khẩu, nghiêm cấm khai thác gỗ rừng trồng tự nhiên. So với năm 2005, ngành gỗ của chúng ta đã tăng lên 800 lần" - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tuy vậy, theo Thủ tướng, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam mới chiếm 6% thị phần của thế giới về sản phẩm, sự đa dạng hấp dẫn sản phẩm đồ gỗ còn khiêm tốn. Đặc biệt, quy mô phát triển, tầm cỡ doanh nghiệp, số lượng thì có mà chất lượng còn nhiều vấn đề.. 

Tại Diễn đàn này, Thủ tướng đã đặt ra một số câu hỏi lớn để ngành tìm câu trả lời cho chính mình và đất nước.

Thứ nhất, năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm di chúc Bác Hồ, trong đó có việc mà cả nước đã làm là phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác. Nói chung, không có trồng rừng, không có phát triển chế biến lâm sản không thế có được màu xanh như mong muốn của Bác Hồ. Chúng ta hoàn toàn có thể nhập khẩu nguyên liệu, nhưng mục tiêu cần hướng đến là rừng trồng trong nước. Cái cốt lõi là phát triển nghề trồng rừng.

img

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc , Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham quan gian hàng gỗ của doanh nghiệp trưng bày tại Diễn đàn.

"Thủ tướng giao Bộ NNPTNT thảo luận với Bộ Tài chính tìm ra phương thức hỗ trợ cho các tỉnh có đất trồng rừng để trồng. Mỗi công dân trồng một cây mới, phương thức nào để có đủ giống, đủ đất. Để tỷ lệ phủ xanh đất đồi trọc không chỉ 42% mà còn cao hơn" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ hai, Thủ tướng đặt hàng với ngành nông nghiệp, trong 10 năm tới Việt Nam phải lọt nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất, là trung tâm hàng đầu về chế biến, XK gỗ hàng đầu thế giới. Nhu cầu gỗ thế giới lên tới 430 tỷ USD, giá trị thương mại 150 tỷ USD. Sau 10 năm nữa, chúng ta có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thị phần toàn cầu, có trở thành trung tâm chế biến gỗ, đây là câu hỏi lớn.  

img

Ngành gỗ đang phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD trong năm 2019. Ảnh: I.T

Ngoài ra những câu như đất ở đâu để trồng rừng, trồng cây gì để hiệu quả tốt nhất, thiết kế nội thất thế giới sẽ theo xu hướng nào? Các địa phương cần phải trả lời, trồng rừng, chế biến XK gỗ là điều mà tỉnh nào cũng làm được, chỉ có điều nghiên cứu, phân công cho hợp lý. 

Ngành cần nhận diện rõ tiềm năng, nắm bắt thời cơ để phát triển bền vững. Về cơ chế chính sách. Chúng ta có nhiều DN gỗ nhưng chưa có DN lớn, hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn. Ko có DN bất thành sản xuất. 

Tiếp tục củng cố nguồn nguyên liệu, làm sao nguồn nguyên liệu đủ lớn, hợp pháo từng rừng trồng, giúp DN liên tục xuất siêu ở mức cao. Đây là niềm tự hào của quốc gia.

Ngành cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập để thảo luận, Nhà nước đã có cơ chế đầu tư xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của ngành chưa, nhất là hạ tầng dân sinh, tiến bộ khoa học công nghệ, giống, cây. Làm sao có nguồn nguyên liệu chất lượng, hợp pháp, tỷ lệ gỗ khai thác rừng trồng để sản xuất sản phẩm thô, giá trị thấp hiện nay còn quá cao. 

Vấn đề nữa, xây dựng thương hiệu DN và cả thương hiệu quốc gia chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều DN, nhưng thiết thương hiệu, còn thông qua đối tác nước ngoài nên hiệu quả, giá trị được nhận còn thấp.

Một số lâm sản như quế, hồi, sâm Ngọc Linh... chưa phát huy, mới XK được ít, chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của nước ngoài, chế biến chưa tốt. Sâm Ngọc Linh là thương hiệu quốc gia, bảo vật nhưng chưa trở thành quốc kế dân sinh.

Thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, lâm sản còn nhiều bất cập. Sắp xếp đổi mới công ty lâm nghiệp còn nhiều vướng mắc, đừng để việc này thành câu chuyện khiếu kiện. Chấp nhận từng trạng thu tô ở một số nơi.

Cuối cùng, Thủ tướng đề cập năm nay đạt kế hoạch 11 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu là thấp. "Làm thế nào biến Việt Nam trở thành công xưởng xuất khẩu đồ gỗ thế giới. Một câu hỏi lớn, chứ không phải kim ngạch XK trên dưới 10 tỷ USD mà chúng ta đã thoả mãn rồi"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem