Thú vị chuyện hôn phối bò tót với bò nhà

Thứ hai, ngày 21/01/2013 06:40 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Sau gần 1 năm bàn thảo chương trình nghiên cứu, đến nay, hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận đã thống nhất kế hoạch vào cuộc tìm hiểu cuộc "hôn phối" thú vị giữa đàn bò tót và bò nhà ở vùng rừng giáp ranh 2 tỉnh.
Bình luận 0

Kết quả của cuộc "hôn phối" này là những con bò tót được thuần hóa với nhiều bất ngờ thú vị.

img
Bò tót đực "sống chung" với đàn bò nhà.

Nhiều triển vọng

Công cuộc nghiên cứu nói trên giữa cơ quan chức năng hai tỉnh sẽ chính thức được tiến hành kể từ đầu năm 2013 với một dự án có tiêu đề: "Nghiên cứu, giám định và phát triển khả năng sinh sản của bò lai F1 giữa bò nhà (Bos taurus) và bò tót (Bos gaurus) tại vùng rừng giáp ranh tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng".

Theo Sở KHCN tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2013, hai tỉnh đã đưa ra quyết định chính thức triển khai dự án nói trên với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng và giao cho hai đơn vị chức năng nằm trên địa bàn của hai tỉnh trực tiếp thực hiện là Trung tâm Ứng dụng KHCN Lâm Đồng và Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận). Đối tượng nghiên cứu được xác định là bò lai F1, (tức bò tót thuần hóa). Đặc biệt, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu khả năng sinh sản thông qua hoạt động "quan hệ" giữa bò tót (thuần hóa) và bò nhà. Theo điều tra, đến nay ở Việt Nam chỉ còn lại khoảng 300 con bò tót, được phân bố chủ yếu ở 3 Vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước), Chư Mom Ray (Kon Tum) và một số ít ở nơi khác. Nhìn vào "sơ đồ" phân bố này, điều dễ dàng nhận thấy là, Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) là vùng đất sống chủ yếu của đàn bò tót Việt Nam. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, bò tót thường sống thành đàn từ 8 - 10 cá thể. Tuy nhiên, khi về già, những con bò đực thường tách đàn để sống riêng lẻ hoặc chúng hội nhau lại thành những nhóm bò đực già riêng lẻ.

Đã thuần hóa được 9 bò bót

Trên thực tế trong một vài năm qua, một hiện tượng sinh học thú vị giữa bò tót (có thể bắt đầu từ những con bò tót già tách đàn) với bò nhà đã xảy ra tại vùng rừng giáp ranh Lâm Đồng và Ninh Thuận). Cụ thể, một vài cá thể bò tót đực thỉnh thoảng xuất hiện tại bìa rừng cạnh những rẫy bắp của người dân để "tìm gặp" những con bò nhà nuôi thả gần đó. Vào khoảng giữa tháng 6.2011, tại Vườn quốc gia Phước Bình (Bình Thuận), một con bò tót đực ở thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình đã sống chung với đàn bò nhà của ông Nguyễn Văn Chuẩn và kết quả là một con bê lai bò tót đã ra đời. Sau đó, Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã vào cuộc và đưa ra nhận định: Khả năng lai giống giữa bò tót với bò nhà là điều không có gì phải ngạc nhiên. Bởi lẽ, chúng có cùng loài và có cùng số nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, bước đầu các nhà khoa học mới chỉ ghi nhận được sự "hôn phối" giữa bò tót lai F1 và bò nhà, chứ không phải bố mẹ chúng. Theo thông tin từ Vườn quốc gia Phước Bình, tính đến nay, đã có 9 con bò tót thuần hóa đã được sinh ra như thế ở huyện Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Cũng theo các nhà chuyên môn, qua quan sát cho thấy, về hình vóc, những con bò tót F1 có đặc điểm to lớn hơn bò nhà cùng tuổi, đuôi to và ngắn, không có yếm ở cổ như bò nhà, nhìn giống như trâu ở phía trước và giống như bò ở phía sau…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem