"Thực phẩm sạch thì không rẻ, nhưng Mỹ Linh đã nhầm"

P.V (ghi) Thứ sáu, ngày 26/08/2016 13:21 PM (GMT+7)
Liên quan đến cuộc tranh luận phát ngôn về thực phẩm sạch, bẩn của ca sĩ Mỹ Linh đang khiến mạng xã hội nóng lên, Dân Việt nhận được bài viết của một bạn đọc có tên Phượt Thủ Độc Hành bày tỏ những suy nghĩ về vấn đề này.
Bình luận 0

>> Mỹ Linh gây tranh cãi vì nói "rẻ đừng đòi thực phẩm sạch"

Dân Việt xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Theo tôi, "sạch hay bẩn", "đắt hay rẻ" là 2 phạm trù khác biệt và câu nói của Mỹ Linh là 1 sự nhầm lẫn. Vấn đề thực phẩm "không sạch" và "thường bẩn" không thể giải quyết bằng giá cả, bằng tiền bạc.Cũng không giải quyết được bằng "tinh thần đạo đức". Nó chỉ có thể giải quyết được bằng cơ chế quản lý của các cơ quan chức năng, giám sát chặt chẽ đầu vào ngay từ khi các nguyên liệu phục vụ nông nghiệp được nhập và phân phối cho các nhà sản xuất.

img

 Ca sĩ Mỹ Linh nêu ý kiến tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng đón sóng thực phẩm sạch vừa được tổ chức ngày 23.8 tại Hà Nội. Ảnh: VietQ

 Nó sẽ được giải quyết bằng cách các cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng hiện diện đều đặn tại các chợ đầu mối, hàng ra vào đều được kiểm định rõ ràng cũng như nguồn gốc phải minh bạch. Nó sẽ phần nào được cải thiện bởi sự hỗ trợ đồng vốn cho người sản xuất để họ bớt bị phụ thuộc vào thương lái.

 Nó sẽ được giải quyết khá cơ bản nếu như nhà nước hỗ trợ về các điểm thu mua theo hình thức góp vốn với đầy đủ điều kiện lưu trữ hàng thực phẩm trong môi trường nóng và vận tải đường dài khắp cả nước. Kinh tế thị trường luôn là sự cạnh tranh tự do, tốt xấu đều luôn lẫn lộn. Chức trách của các cơ quan chức năng là kiểm tra để nó hoạt động theo đúng các quy chuẩn về chất lượng của Việt Nam, hoạt động sao cho bình đẳng và cũng để cho thị trường không bị độc quyền hóa. Trong lúc các cơ quan chức năng không đủ trình độ, không đủ khả năng, hoạt động theo cung cách “hành là chính” … thực phẩm bẩn sẽ ngày càng nhiều.

Trong giới thương mại, họ không đặt nên tảng đạo đức lên đầu mà luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, bản chất con người vốn dĩ là vậy. Khắc phục hành vi xấu bằng cách dựa vào nền tảng đạo đức là không tưởng. Nhìn về khía cạnh này, chúng ta hãy tự đặt cho mình 1 câu hỏi và xin hãy tự trả lời cho bản thân – Với hệ thống vận hành và quản lý hiện tại, liệu chúng ta có cơ hội thay đổi ? Và nếu muốn có thay đổi thực sự, người Việt sẽ phải bắt đầu từ đâu ?

Trở lại với câu nói của Mỹ Linh – “Các vị muốn ăn sạch, thực phẩm là thứ bảo vệ sức khỏe các vị nhất mà các vị muốn rẻ, trong khi đó các vị lại có thể mua những thứ rất là đắt, các vị có thể đi nghỉ, đi ô tô, nhà lầu. Nhưng cái thiết thực nhất cho sức khỏe, các vị lại muốn rẻ.Tôi nghĩ rằng, làm như vậy là không bảo vệ người nông dân và nếu mà vẫn tư tưởng rẻ như thế thì đừng đòi hỏi thực phẩm sạch.Muốn rẻ thì không thể tin được."

Câu nói này không đúng chỗ, không chỉ ra cách giải quyết được bản chất của vấn đề và cũng rất dễ bị lạm dụng. Câu nói có thể với ý tốt, nhưng nó đưa vấn đề theo 1 hơi hướng khác, hơi hướng mang tính hình thức bên ngoài, không có bản chất bên trong đầy đủ.

Trong khung cảnh xã hội phân hóa giàu nghèo 1 cách khủng khiếp, theo 1 diễn biến bất bình đẳng như trong giai đoạn hiện nay, mọi phát biểu không mang tính thuyết phục ngay từ đầu, không chỉ ra được “phần lõi” vấn đề và có đôi chút “hơi hướng” công kích vào xã hội theo kiểu “tiền ít đừng muốn hít thịt thơm” thì dễ gây phản cảm, hiểu lệch hướng của vấn đề và hứng nhận gạch đá từ cộng đồng cũng là lẽ đương nhiên.

Dẫn chứng về mặt này ư?Liệu ai dám chắc chắn bỏ ra nhiều tiền hơn thì sẽ có sản phẩm sạch ? Liệu khi bạn cầm trên tay 1 sản phẩm có “thương hiệu” và “nguồn gốc” hẳn hoi, với giá tiền không rẻ là bạn có thể tự tin mình có hàng “sạch”, “đúng chuẩn”?

Khi các loại hóa chất ùn ùn nhập về, bày bán công khai tại các chợ đầu mối, mang tới khắp nơi, từng quán, từng ngõ ngách nhỏ mà các cơ quan chức năng vẫn ngủ ngon hay khi phát hiện ra điều gì đó không hợp lệ thì đến quá bán chỉ đòi nhận “phí bôi trơn” …vv… liệu bạn có thể khẳng định bỏ ra nhiều tiền thì sẽ mua được đúng chất lượng?

Không, rõ ràng hoàn toàn không thể!

 Vậy phát ngôn theo hướng đạt chất lượng bằng tiền ở đây rõ ràng không đúng chỗ. Nó chỉ là 1 khía cạnh nhỏ, giúp giải quyết được vấn đề mà thôi.Bởi vậy nó sẽ phải hứng chịu 1 sự công kích và phản đối nhất định. Cũng không phải là những phản ứng sai đâu.Đó là 1 cuộc tranh luận. 

Nếu chúng ta đã muốn công nhận tự do ngôn luận, vậy thì chúng ta tất nhiên chúng ta có thể tự do phát ngôn mọi ý nghĩ cho dù nó rất khác biệt với cả xã hội còn lại và chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận mọi công kích tự do của cộng đồng hướng tới chúng ta.

Điều này rất công bằng, không thể có vấn đề gì ở đây cả.Cái quan trọng hơn tất cả là kết quả cuối cùng sau 1 cuộc tranh luận. Nó sẽ hướng tới đâu hay sau đó nó sẽ lại bị vất vào quên lãng, và chẳng để làm gì cả ?! Nếu cuộc tranh luận dẫn đến bản chất, cốt lõi của vấn đề, tôi tin rằng nó sẽ hữu ích.Nếu cuộc tranh luận chỉ mang hơi hướng bóc tách những lớp “vỏ bên ngoài” của sự việc, nó sẽ chỉ giải quyết vấn đề tâm lý bức xúc của xã hội mà chẳng đi về đâu cả.

Nó sẽ chỉ là 1 cuộc tranh luận vô tích sự, để xã hội có thể giảm stress, giảm những nỗi bất bình trong mình.Nó sẽ là 1 cuộc tranh luận không bổ ích.Hãy cùng chỉ ra vấn đề cốt lõi, đó là phải có một sự thay đổi mạnh để pháp luật được tôn trọng và điều chỉnh mọi vận hành trong tận ngóc ngách của đời sống.

Phượt Thủ Độc Hành

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem