Tiến độ xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng còn chậm, 23 tỉnh, TP cần tăng tốc
Tiến độ xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng còn chậm, 23 tỉnh thành cần tăng tốc
Diệu Linh
Thứ tư, ngày 08/09/2021 17:30 PM (GMT+7)
Theo Bộ Y tế tiến độ xét nghiệm tại một số nơi chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, do đó, 23 tỉnh, TP có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cần tăng tốc.
Ngày 8/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công điện gửi UBND TP.HCM, TP.Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Kiên Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Phước, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang và Sóc Trăng về việc thần tốc xét nghiệm phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc, trong đó xác định thần tốc xét nghiệm trên diện rộng là then chốt, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là các nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã đẩy mạnh việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng, tuy nhiên tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch.
Để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung.
Cụ thể, các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây nhằm cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc điều trị người nhiễm Covid-19.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ, theo hướng dẫn sau:
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên huy động tối đa các lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu.
Tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn.
Khi tổ chức thực hiện lấy mẫu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây nhiễm chéo. Thực hiện việc gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và RT-PCR phù hợp với tình hình thực tế.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.