Theo ông Nguyễn Hồng Quân, con trai nhạc sĩ, thì những ngày cuối đời nhạc sĩ không thể ăn uống được do sức khỏe suy yếu vì suy tim độ 3 và có khối u ác tính ở phổi.
Bạn bè và đồng nghiệp đến viếng nhạc sĩ Phan Nhân lần cuối
Nhạc sĩ Phan Nhân sinh năm 1933, tên khai sinh là Nguyễn Phan Nhân, quê Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Ông sáng tác nhạc từ thời kháng chiến chống Pháp.
Ông nổi tiếng với nhiều ca khúc:
Hà Nội niềm tin và hy vọng, Tình ca đất nước, Cây đàn ghi-ta của Victor Hara, Nhớ về Pắc Bó, Xa Hà Nội... Ngoài ra, ông còn sáng tác nhạc thiếu nhi:
Em là con gái má Út Tịch, Chú cừu Mộc Châu, Em là bông lúa Điện Biên, Hàng cây ơn Bác...
NSƯT Phi Điểu, vợ nhạc sĩ Phan Nhân trong vòng tay người thân đến chia buồn
Ông tự nhận mình là người ít sáng tác nhưng mỗi sáng tác của ông đều là những cảm xúc chân thật, được viết bằng tất cả tâm huyết. Trong những sáng tác của ông luôn hiện lên 2 vùng đất mà ông gắn bó, sông Hồng và sông Cửu Long. Nhạc sĩ từng nói rằng ông đã sống 18 năm ở Hà Nội, sống cùng người Hà Nội, sống như một người Hà Nội để rồi một ngày rút hết ruột gan viết nên
Hà nội niềm tin và hy vọng.
Theo di nguyện của nhạc sĩ Phan Nhân, sau khi hỏa táng, tro cốt của ông sẽ được đặt tại chùa Hải Tuệ (Quận 3, TP.HCM).
5h30, lễ động quan bắt đầu
Con trai trưởng của nhạc sĩ Phan Nhân (giữa), cùng cháu ngoại (bìa phải), cháu nội (thứ 2 từ trái sang)
NSƯT Phi Điểu
Một công chúng yêu nhạc đến viếng nhạc sĩ Phan Nhân lần cuối
Cho dù được người nhà mời lên xe nhưng NSƯT Phi Điểu vẫn muốn đi bộ cùng ông thêm một quãng. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài gần 60 năm và nhạc sĩ Phan Nhân lúc sinh thời luôn dành cho bà những lời rất trân trọng
Đoàn xe đưa nhạc sĩ Phan Nhân về nơi hỏa táng ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa
(Theo Thể thao & Văn hóa)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.