Tiết lộ “lịch giường chiếu” của hoàng đế Trung Quốc thời xưa

Thứ hai, ngày 17/04/2017 09:30 AM (GMT+7)
Cuộc sống chốn thâm cung của vua chúa luôn gây tò mò cho hậu thế, nên những hé lộ về chuyện phòng the của bậc đế vương càng có sức “hấp dẫn” khó cưỡng.
Bình luận 0

Chúng ta cùng quay ngược thời gian và tìm hiểu về chế độ này của nhà Đường. Cung Đại Minh của Đường triều với quy mô vô cùng rộng lớn, gấp 3 lần Tử Cấm Thành của triều Minh, Thanh. Số lượng người sống trong cung cũng đông đến kinh ngạc, có đến hàng vạn giai nhân chốn hậu cung.

Nhằm quản lý “đội quân nương tử” đông như thế người đứng đầu đã phải thực hiện chế độ phẩm cấp, chia phi tần, cung nữ thành 8 cấp và được quản lý tương tự như quan viên. Hoàng hậu được coi là quốc mẫu chỉ dưới hoàng thượng, đứng đầu lo quản lý hậu cung, tiếp đến các phi tử lần lượt chia theo các cấp sau:

Chính nhất phẩm là phu nhân bao gồm có: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi. Chính nhị phẩm gồm có cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu ái, Tu nghi, Tu dung, Tu ái, Sung nghi, Sung dung, Sung ái. Chính tam phẩm gồm có Tiệp dư, chính tứ phẩm gồm có Mỹ nhân, chính ngũ phẩm có Tài nhân 3 cấp, mỗi cấp 9 người hợp thành thống nhất gọi là nhị thập thất thế phụ. Chính lục phẩm gồm có Bảo lâm, chính thất phẩm là Ngự nữ, chính bát phẩm là Thái nữ gồm ba cấp, mỗi cấp có 27 người hợp thành gọi là bát thập nhất ngự thê.

img

Căn cứ theo sự khác nhau của phẩm cấp thì đãi ngộ và bổng lộc cũng khác nhau. Nhất đẳng phu nhân ngoài người có ngôi vị cao nhất là hoàng hậu ra thì những người khác được hưởng tương đương như cấp của tể tướng, những người theo hầu hạ bao gồm số lượng hùng hậu thị nữ quan, cung nữ, châm chỉ (chuyên may vá), tạp dịch…thêm cung nữ phụ trách việc nấu nướng thì tính ra còn nhiều hơn số người phục vụ tể tướng.

Ngoài ra một số việc mà cung nữ không đảm nhiệm được nên phải bổ sung thêm thái giám lo liệu, vì thế lại chia thái giám theo nhiều cấp với mục đích phục vụ tốt đám phi tần. Đám thái giám và cung nữ hầu hạ hậu phi, hậu phi hầu hạ hoàng thượng. Thời gian các nàng hầu hạ hoàng thượng tập trung vào buổi tối. Việc sắp xếp cuộc sống ban đêm mỗi tháng của hoàng thượng đều dựa trên sự sáng tỏ, tròn khuyết của mặt trăng.

Việc sắp xếp thường được định trước ngày 15 hàng tháng, khi mặt trăng càng ngày càng tròn và sáng. Vì thế từ mùng 1 đến rằm sẽ được sắp xếp từ thân phận thấp nhất là ngự thê lần lượt sẽ đến ngôi vị cao nhất là hoàng hậu và từ ngày 16 trở đi thì sẽ quay ngược lại bắt đầu từ vị trí cao đến thấp.

Theo sắp xếp này thì người có phúc phận tốt nhất chính là hoàng hậu vì sẽ được độc chiếm hoàng thượng trong hai đêm trăng tròn nhất là rằm và ngày 16, tiếp theo là các phi tần khác. Nhưng điểm đặc biệt là còn lại 81 vị ngự thê chỉ có thể được gặp hoàng thượng trong vòng từ 9 ngày từ 22 đến 30 hàng tháng khi mặt trăng đã suy yếu. Nếu tính như thế thì 1 đêm có đến 9 ngự thê cùng hầu hạ hoàng thượng, đây chính là 9 đêm “kinh hoàng” nhất trong tháng của hoàng thượng.

Hàng vạn người mơ ước nhưng chỉ có 1 ngai vàng nên xem ra giấc mơ làm hoàng thượng lúc nào cũng cháy bỏng, nhưng hoàng thượng cũng thật đáng thương vì ban ngày bận bịu lo toan quốc gia đại sự đã khiến tâm trí và sức lực của hoàng thượng suy kiệt, mệt mỏi. Đêm đến lại bận rộn chiều chuộng 9 nàng ngự phụ mà còn liên tiếp 9 ngày trong một tháng như vậy thì đúng là nỗi khổ này người thường khó thấu.

Nhật ký giường chiếu của Hoàng đế TQ

Theo Sina, mỗi một hoàng đế trong thời gian tại vị, việc phòng the luôn có người quản lý riêng, đặc biệt là mỗi lần Hoàng đế chọn người ‘thị tẩm’. Việc chăn gối của các vị Hoàng đế này đều được ghi chép trong cuốn “nhật kí giường chiếu”.

Việc bảo quản và ghi chép hoạt động giường chiếu của Hoàng đế sẽ có một đại thái giám chuyên trách riêng, nó được coi là “bí mật đại nội”. Nội dung cuốn nhật kí ghi rõ thời gian, địa điểm, người được “thị tẩm”, số lần “thị tẩm”… tất tần tật về vấn đề giường chiếu của Hoàng đế.

img

Do sự loạn lạc của lịch sử, những cuốn nhật kí còn giữ lại đến ngày này chủ yếu là những ghi chép về các vị Hoàng đế vương triều nhà Thanh.

Cuốn “Triều Thanh dã ký” của Quan Lão Nhân Lương Khê Toạ viết về một "chức vụ của thái giám Kính Sự Phòng", thái giám chuyên môn giúp Hoàng đế nhà Thanh ghi chép cuốn “Nhật ký giường chiếu”, đồng thời cũng là người chuyên lo về việc giao hoan của Hoàng đế.

Việc tìm người “thị tẩm” có hai sự phân biệt lớn giữa việc Hoàng đế lựa chọn ngủ với Hoàng hậu hay ngủ với phi tần. Nếu là với hoàng hậu, thái giám không được phép hỏi mà chỉ việc ghi chép về thời gian ngày tháng, thời gian làm tình, số lượt, mọi sự kiện đều phải được ghi rõ ràng.

Trước khi mây mưa, thái giám réo to "lưu hay không lưu" nhằm để hỏi Hoàng đế, nếu không thì có thể cho phi tần lui ra, hoặc không viết vào nhật kí, sau đó sẽ cho phi tần uống thuốc tránh thai, còn nếu "lưu" thì thái giám sẽ viết ngày giờ, tháng năm, tên tuổi để sau này kiểm tra đối chiếu.

Trong lúc mây mưa giữa phi tần và Hoàng đế, các thái giám phải ở gần đó, sau bức rèm che, hoặc thường ngoài cửa sổ. Nếu như cuộc giao hoan kéo dài, đại thái giám sẽ nhắc nhở một tiếng – “Dạ, thời gian đến rồi ạ!”.

Sau khi kết thúc, tiểu thái giám sẽ vào, khoác đại y cho phi tử rồi cõng trở ra. Về thời gian giao hoan, bởi để đảm bảo sức khỏe cho Hoàng đế, đại thái giám ở bên ngoài được phép réo liên tục để Hoàng đế có thể kết thúc công việc theo đúng quy định.

Diệp An (Khoevadep)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem