Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 8/11, nguồn tin cho biết, Công an TP.Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đang tạm giữ hình sự đối với Phạm Minh Tiến (16 tuổi, ngụ TP.Sóc Trăng) về hành vi "Cố ý gây thương tích".
Nạn nhân là chị N.T.T. (27 tuổi, cùng ngụ TP.Sóc Trăng) và ông P.V.H. chủ nhà nghỉ ở phường 3, TP.Sóc Trăng.
Theo thông tin ban đầu, trước đó giữa Tiến và chị T. có quen biết và nảy sinh tình cảm. Tối ngày 6/11, hai người đến nhà nghỉ trên đường Dương Minh Quan, phường 3 (TP.Sóc Trăng) thuê phòng nghỉ qua đêm.
Tuy nhiên, một lúc sau khi vào phòng, Tiến và người tình xảy ra mâu thuẫn. Trong cơn tức giận, gã "phi công" trẻ đã lấy dao đâm chị T. nhiều nhát khiến người này bị thương nặng.
Riêng ông P.V.H. (chủ nhà nghỉ) khi nghe tiếng xô xát bên trong phòng nên vào can, nhưng cũng bị Tiến đâm trọng thương. Cả hai sau đó được người dân hỗ trợ đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Còn Tiến, sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi hiện trường, nhưng bị bắt giữ sau gần 1 giờ gây án.
Bước đầu làm việc với cảnh sát, Tiến thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk xác nhận đã tìm được máy bay huấn luyện Yak-130.
Một nguồn tin cho biết, vị trí tìm được máy bay máy bay huấn luyện Yak-130 tại khu vực Vườn Quốc gia Yok Đôn, thuộc địa phận xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk). Vườn Quốc gia Yok Đôn rộng 115.500ha (nằm ở Đắk Lắk và Đắk Nông), cách TP.Buôn Ma Thuột khoảng 40km về phía bắc.
Theo ghi nhận của PV, vào khoảng 15h cùng ngày, nhiều lực lượng chức năng năng đã có mặt gần khu vực tìm được máy bay. Tại đây, rất nhiều phương tiện đã có mặt tại đây.
Trước đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin từ Trung đoàn 940 thông báo về việc máy bay huấn luyện Yak-130 nghi rơi ở địa phận tỉnh Đắk Lắk. Ngay lập tức, lực lượng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng nhiều đơn vị tại huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn và người dân để tìm vị trí máy bay rơi.
Như Dân Việt thông tin, lúc 9h55 hôm 6/11, hai phi công gồm đại tá Nguyễn Văn Sơn, ngồi buồng trước và thượng tá Nguyễn Hồng Quân, ngồi buồng sau lái chiếc Yak-130 bay luyện tập từ sân bay Phù Cát. Đến 10h38 cùng ngày, khi kết thúc buổi tập hạ cánh, phi công phát hiện máy bay gặp sự cố nên xử lý tình huống khẩn cấp nhưng không thành công đã báo chỉ huy bay và được phép nhảy dù tại khu vực Trường bắn TB2, huyện Tây Sơn và đáp xuống vùng rừng núi Hầm Hô. Lực lượng chức năng sau đó đã tìm thấy hai phi công vào buổi tối.
Tối 8/11, Công an TP.Bến Cát (tỉnh Bình Dương) cho biết vẫn đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương để điều tra nguyên nhân vụ án mạng xảy ra trên địa bàn.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, vào đêm 7/11, anh T.T.L. (18 tuổi) và một thanh niên (chưa rõ danh tính) cùng quê tỉnh An Giang tổ chức ăn nhậu với nhau tại khu nhà trọ trên địa bàn ấp Phú Thứ (xã Phú An, TP.Bến Cát).
Cả hai ngồi nhậu tới khuya thì xảy ra mâu thuẫn dẫn đến “lời qua tiếng lại”. Sau đó, mỗi người cầm một con dao lao vào đánh nhau.
Trong lúc đánh nhau mỗi thanh niên bị đâm một nhát khiến cả hai bị thương nặng. Lúc bấy giờ, người dân trong khu trọ phát hiện nên nhanh chóng chở hai thanh niên đi bệnh viện cấp cứu.
Do vết thương quá nặng, anh L. đã tử vong. Thanh niên còn lại bị thương nặng vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Ngày 8/11, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên toàn xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 Vụ án Vạn Thịnh Phát. Phiên toàn tiếp tục với phần xét hỏi liên quan đến trách nhiệm tài chính của một số cá nhân với bà Trương Mỹ Lan.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã quyết định rút kháng cáo và đồng ý trả số tiền 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan, như TAND TP.HCM đã tuyên tại bản án sơ thẩm. Luật sư Giang Hồng Thanh, đại diện pháp lý của bà Lan, xác nhận quyết định này trong phần xét hỏi liên quan đến trách nhiệm tài chính của một số cá nhân với bà Lan.
Theo luật sư Thanh, "Quốc Cường Gia Lai đã rút kháng cáo, nghĩa là họ đồng ý trả số tiền 2.882 tỷ đồng cho bà Lan. Vấn đề chỉ còn là thời điểm thanh toán." Bà Lan cũng xác nhận sẽ sử dụng khoản tiền này để khắc phục hậu quả vụ án.
Với việc rút kháng cáo, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của Quốc Cường Gia Lai.
Theo bản án sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan thông qua Công ty CP Đầu tư Sunny Island đã ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển với Quốc Cường Gia Lai với giá 14.800 tỷ đồng. Sau đó, Sunny Island thanh toán hơn 2.882 tỷ đồng để Quốc Cường Gia Lai sử dụng trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, do Sunny Island không thanh toán theo tiến độ cam kết, Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Vào tháng 5/2023, Hội đồng Trọng tài tuyên Quốc Cường Gia Lai chấm dứt hợp đồng là hợp lý và không phải thanh toán thêm. Tuy nhiên, TAND TP.HCM đã hủy phán quyết này, yêu cầu Quốc Cường Gia Lai hoàn trả 2.882 tỷ đồng cho bà Lan để thu hồi tài sản Nhà nước.
Đồng thời, tiếp tục kê biên 475 bất động sản liên quan đến Công ty Quốc Cường Gia Lai, gồm: 301 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 21 hợp đồng công chứng, 147 thỏa thuận bồi thường các thửa đất tại xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè), thuộc dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển; 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
Sau phán quyết trên, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai kháng cáo đề nghị xem xét việc công ty chỉ phải trả số tiền tương đương hơn 1.441 tỷ đồng cho bị cáo Lan, khấu trừ 130 tỷ đồng mà công ty đã chuyển cho Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt; đề nghị xem xét trả lại 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong phiên phúc thẩm, 2 công ty T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh thuộc Tập đoàn Tuần Châu (ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, thường gọi là Chúa đảo Tuần Châu) cũng có kháng cáo, liên quan đến khoản 6.095 tỷ đồng được xác định có nguồn gốc từ SCB, do bà Lan chuyển giao. Hai công ty đề nghị hủy các hợp đồng khung đã ký kết, đồng thời cam kết trả lại khoản tiền đã nhận và yêu cầu giải tỏa tài sản bị kê biên.
Các đại diện cho biết T&H Hạ Long và Âu Lạc Quảng Ninh là hai pháp nhân độc lập, và yêu cầu tòa xác định rõ nghĩa vụ thi hành án của từng công ty.
Ngoài ra, người đại diện này cũng cho biết trong số các tài sản đang bị kê biên có một số tài sản nếu đã tuyên buộc trả lại tiền rồi mà còn giao cho ngân hàng SCB để xử lý nợ, vô hình chung công ty phải trả 2 lần nên đề nghị xem xét lại.
Bản án xác định, trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn 1.284 khoản vay với dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.
Hồi tháng 4/2024, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan mức án tử hình về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tham ô tài sản và Đưa hối lộ; buộc bị cáo bồi thường gần 674.000 tỷ đồng cho SCB.
Công an TP.Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI.
Trụ sở của doanh nghiệp này nằm tại số 92 đường 29 Tháng 3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng).
Theo ghi nhận của PV, sau khi triển khai lực lượng tại trụ sở, cơ quan công an đã bê các thùng giấy lớn ghi là để đựng hồ sơ vào bên trong trụ sở lúc hơn 14h ngày 8/11.
Đến 15h cùng ngày, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục làm việc bên trong. Bên ngoài trụ sở, nhiều khách hàng đứng đợi rất đông.
Theo đó, việc khám xét khẩn cấp nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.
Cơ quan công an đã bê các thùng giấy lớn ghi là để dựng hồ sơ vào bên trong trụ sở lúc 14h ngày 8/11.
Cùng thời điểm trên, một tổ công tác khác cũng thực hiện lệnh khám xét Sở Giao dịch GFDI tại tầng 2, tòa nhà Tân Cương, số 47 Núi Thành, quận Hải Châu (Đà Nẵng). Đây là nơi tập trung làm việc hàng ngày của khoảng 40-50 nhân viên GFDI.
Theo tìm hiểu, Công ty GFDI đã vay của khoảng 6.000 khách hàng trên cả nước, tổng số tiền cho công ty vay hàng ngàn tỷ đồng và hiện không có khả năng chi trả.
Qua làm việc, Tổng Giám đốc GFDI Nguyễn Quang Hoàng thừa nhận công ty không có khả năng chi trả các hợp đồng vay tài sản đến hạn.
Hàng trăm người dân là khách hàng mong chờ Tổng Giám đốc GFDI có câu trả lời chính thức.
Hiện chưa rõ số tiền hàng ngàn tỷ đồng GFDI huy động đã được sử dụng vào việc gì, ngoài việc sử dụng một phần để thanh toán các khoản vay trước đó.
Như Dân Việt đã thông tin, trưa 8/11, tại trụ sở của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI, cơ quan công an đã có mặt tại sảnh. Cơ quan công an xuất hiện sau vụ việc hàng chục khách hàng đã đến trụ sở Công ty GFDI túc trực để đòi quyền lợi.
Đến hơn 16h30 cùng ngày, lực lượng công an tiến hành di chuyển các thùng hồ sơ lên xe.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.