Tình huống pháp lý vụ xe ôm gây ra hàng loạt vụ cướp ở TP.HCM

Quang Trung Thứ bảy, ngày 10/09/2022 18:40 PM (GMT+7)
Sau khi thỏa thuận giá cả, Thành chở nạn nhân đến chỗ ít người qua lại rồi dừng xe đe dọa bắt nạn nhân phải trả giá "cắt cổ". Với hành vi này, Thành đã bị khởi tố tội cướp giật tài sản.
Bình luận 0

Gã xe ôm gây ra hàng loạt vụ cướp bị khởi tố

Ngày 9/9, Công an quận Bình Tân, TP.HCM, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Thành (SN 1963, ngụ quận 6) để xử lý về tội "Cướp giật tài sản".

Thành là đối tượng bị các nạn nhân phản ánh vì đón, chèn ép khách đi xe, sau đó lấy tiền xe ôm với giá "cắt cổ" hoặc thấy khách có nhiều tài sản hay hàng hóa đắt tiền đã ra tay trấn lột, cướp. Nạn nhân của Thành chủ yếu là khách ở khu vực Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân).

Tình huống pháp lý vụ gã xe ôm gây ra hàng loạt vụ cướp ở TP.HCM - Ảnh 1.

Theo cáo buộc, Thành đã sử dụng chiêu thức để cướp giật, trấn lột tài sản của nhiều nạn nhân. Ảnh công an cung cấp.

Sau phản ánh của người dân, Công an quận Bình Tân đã tổ chức các tổ trinh sát mật phục, bắt quả tang để làm rõ hành vi của Thành.

Thành đã sử dụng chiêu thức để cướp giật, trấn lột tài sản của nhiều nạn nhân, nên Công an quận Bình Tân phát thông báo truy tìm nạn nhân của Thành để cung cấp thông tin, phối hợp với Cơ quan điều tra để hoàn tất hồ sơ xử lý đối tượng Thành.

Quy định về tội cướp giật tài sản

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Hành vi này được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015. Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản là người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể giữ được hoặc giằng lại được.

Theo luật sư Hòe, tính chất công khai, trắng trợn của hành vi cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình. 

Trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người giật tài sản của mình.

Với thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt như vậy, người phạm tội triệt tiêu khả năng phản ứng, ngăn cản của chủ tài sản đối với hành vi chiếm đoạt.

Vì thế, trong tội cướp giật tài sản không có bất cứ hành vi dùng vũ lực nào để chiếm đoạt tài sản, hay dùng bất cứ thủ đoạn khác để đối phó trực tiếp với chủ tài sản

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi khách quan. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt không phải là dấu hiệu định tội của tội cướp giật tài sản, nhưng có thể là dấu hiệu định khung của tội này

Hành vi cướp giật tài sản được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi giật tài sản. Người phạm tội cướp giật tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản.

Về hình phạt, vị luật sư cho biết, theo quy định tại khoản 1 Điều 171, người nào cướp giật tài sản của người khác sẽ bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 như có tổ chức, thủ đoan nguy hiểm, hành hung để tẩu thoát…sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 điều này sẽ bị phạt tù từ 7 đến 15 năm. Các trường hợp đó là: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Còn phạm tội mà chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; Làm chết người…sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm theo quy định tại khoản 4.

Như vậy, nếu bị chứng minh có tội và bị truy tố về tội cướp giật tài sản, người phạm tội có thể đối mặt với các khung hình phạt nêu trên.

Ngày 5/9, bà T.T.D.L. (SN 1970) đang đứng ở vỉa hè đường Kinh Dương Vương, đoạn gần Bến xe Miền Tây, thì Thành chạy xe đến mời đi xe ôm.

Sau khi thỏa thuận giá cả, bà L cùng túi hàng của mình lên xe của Thành. Thành chở bà L. đến trước cổng Công ty Pouyuen Việt Nam (phường Tân Tạo, quận Bình Tân), thì dừng lại không chạy nữa.

Thành yêu cầu bà L. trả 500.000 đồng tiền cuốc xe. Bà L. bức xúc, thì bị Thành đe dọa nên phải lấy tiền đưa cho Thành. Khi bà L vừa mở bóp tiền, Thành giật bóp (bên trong có một triệu đồng) rồi bỏ chạy.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem