Tỉnh sóc trăng
-
Nhờ được hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều hộ nông dân khó khăn, thiếu vốn xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình như nuôi con dúi đặc sản, nuôi vịt trời, trồng dưa hấu...mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên ruộng lúa để tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ dân ở khu vực khóm 6, phường 7, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây rau ngò gai dưới chân ruộng theo hướng hữu cơ…
-
Tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu trồng hoa hai bên ở ấp Trung Hòa, xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) không chỉ xanh - sạch - đẹp mà còn đảm bảo tiêu chí “sáng” nhờ 75 trụ đèn năng lượng mặt trời có tổng trị giá 175 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa.
-
"Riêng vườn vú sữa của gia đình tôi, trong mùa vụ năm 2021 thu hoạch sản lượng trái là 37 tấn, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận thu về khoảng 600 triệu đồng”, ông Trần Văn Phương, nông dân trồng vú sữa bơ hồng ở ấp Xóm Đồng 2, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết.
-
Những năm gần đây, thành phố Sóc Trăng đã có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi mới, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng; trong đó, có mô hình nuôi le le (hay còn gọi là vịt trời) để lấy thịt của ông Thái Anh Hùng, khóm 6, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
-
Nắm bắt được thị trường, anh Tạ Văn Đô ở ấp Phước Thới B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi dúi và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Trong vài năm trở lại đây, cây dừa dứa đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng, bởi đây là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc và trái dừa có giá trị kinh tế cao, thị trường ưa chuộng.
-
Hơn 10 năm qua, mô hình nuôi dơi lấy phân đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình chị Trần Thị Cẩm Hường, ở ấp An Hiệp, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Với lợi nhuận gần 80 triệu đồng/năm từ việc bán phân dơi, gia đình chị Hường từng bước vươn lên thoát nghèo, cuộc sống ngày càng khấm khá.
-
Để con tôm nuôi phát triển tốt, tránh các dịch bệnh thường gặp do ảnh hưởng từ môi trường, nhiều hộ nuôi tôm chuyên canh ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã hạn chế việc thả nuôi tôm quanh năm mà chuyển đổi hình thức nuôi 2 vụ tôm kết hợp nuôi 1 vụ cá trong năm. Mô hình này cho thu nhập cao.
-
Tất cả lên xe gắn máy, hành trang là mấy vỏ chai nhựa, ba cái rổ, mấy chai nước lọc để bắt đầu cuộc đi vớt cá lia thia đồng, là lúc trời vừa rạng sáng của ngày chớm đông. Thế là, tôi tháp tùng hai anh bạn vong niên rồi rồ ga phun khói tìm đến cánh đồng Phường 10, TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đi vớt cá.