TKV đề xuất "sống lại" dự án mỏ sắt Thạch Khê và nâng công suất khai thác bauxit

Thùy Dương Thứ tư, ngày 13/04/2022 18:01 PM (GMT+7)
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đề xuất Chính phủ cho tái khởi động dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê đã đóng cửa từ 2017 và nâng công suất, mở rộng khai thác hai dự án bauxit tại Tây Nguyên.
Bình luận 0

Trong báo cáo tham luận về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước được TKV gửi các Bộ, ngành và Chính phủ mới đây, TKV đề xuất nhiều giải pháp về nâng cao hoạt động và phát triển các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn này trong thời gian tới.

Nâng công suất, mở rộng khai thác bauxit

Cụ thể, TKV Kiến nghị về các dự án đầu tư trọng điểm của TKV trong lĩnh vực khoáng sản, cụ thể đối với 2 dự án Bauxit ở Tây Nguyên, TKV cho biết thực hiện chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, từ năm 2006 TKV đã tiến hành đầu tư 2 dự án Bauxit ở Tây Nguyên (gồm dự án tổ hợp Bauxit - Nhôm Lâm Đồng và Dự án Nhà máy sản xuất Alumina Nhân Cơ), với công suất mỗi dự án là 650.000 tấn alumin/năm.

Đến nay, cả hai dự án đã đi vào hoạt động và có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, theo đánh giá của Bộ Công Thương (cơ quan chủ quản đánh giá) báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 2 dự án Bauxit đã khẳng định cả hai dự án đã đảm bảo có hiệu quả kinh tế - xã hội theo yêu cầu của Bộ Chính trị, đã góp phần đáng kể trong tăng trưởng GRDP, tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và lan tỏa đến kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá.

Việc thực hiện 2 dự án khai thác bauxit và sản xuất alumin đã bước đầu hình thành công nghiệp bauxit Việt Nam. Đặc biệt, hai dự án này được triển khai tại dịa bàn quan trọng (Tây Nguyên) có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh và trong tác chiến phòng thủ bảo vệ tổ chức, có dự án có ảnh hưởng nhất định đến công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Hai dự án này tuy là đầu tư thí điểm nhưng có quy mô vốn lớn nhất của ngành khai thác, chế biến khoáng sản từ trước đến nay (trừ dầu khí), kỹ thuật - công nghệ phức tạp và lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam.

Theo đó, TKV đề xuất để tận dụng mặt bằng, hạ tầng cơ sở đã đầu tư, nhanh chóng phát huy hiệu quả hai dự án Bauxit, từ năm 2021, TKV đã báo cáo, đề nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương cho TKV được tiến hành đầu tư nâng công suất 02 dự án lên 800.000 tấn alumin/năm, hiện nay Chính phủ đang xem xét.

Do đó, TKV đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ ngành, địa phương sớm thẩm định đề xuất của TKV về đầu tư công suất 2 dự án Bauxit lên 800.000 tấn alumin, báo cáo Chính phủ để TKV triển khai các bước tiến theo.

Theo báo cáo của Vinacomin, năm 2021 tổng công suất hai nhà máy alumin Nhân Cơ và Tân Rai đã vượt công suất thiết kế 9%, đạt 1,3 triệu tấn (tương đương 650.000 tấn alumin quy đổi/nhà máy).

Về đầu tư tiếp các dự án khai thác, chế biến quặng bauxit ở Tây Nguyên, TKV đã hoàn thành công tác thăm dò, phê duyệt trữ lượng 12 mỏ bauxit ở 2 tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, với tổng trữ lượng và tài nguyên là 3,2 tỷ tấn (quặng nguyên khai). Hiện tại, TKV mới được cấp phép khai thác một phần trữ lượng của 2 mỏ: Mỏ bauxit Tây Tân Rai và mỏ bauxit Nhân Cơ với tổng trữ lượng được cấp phép lhai thác là 260 triệu tấn.

TKV đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để sớm thẩm định, phê duyệt "Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050", làm cơ sở để TKV triển khai các dự án khai thác, chế biến quặng bauxit ở Tây Nguyên.

"Sống lại" dự án mỏ sắt Thạch Khê

Cùng với đề xuất nâng công suất nhà máy Alumin ở Tây Nguyên, TKV nêu lý do tái khởi động lại dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê đã bị đóng cửa từ 5 năm trước (2017).

Cụ thể, TKV nêu ngày 10/2, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW  về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khkhoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) hoàn thành trước năm 2030.

TKV đề nghị Chính phủ cho phép được tái khởi động triển khai dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh. 

Từ năm 2007, TKV đã chủ trì cùng với các nhà đầu tư trong nước thành lập công ty cổ phần sắt Thạch Khê (trong đó TKV nắm cổ phần chi phối) để triển khai dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh). Luỹ kế đến nay, TKV và các nhà đầu tư đã góp 1.800 tỷ đồng vào dự án.

Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai dự án, từ năm 2017 đến nay dự án đã phải dừng triển khai do tỉnh Hà Tĩnh và một số Bộ ngành đã kiến nghị với Chính phủ xem xét dừng Dự án Sắt Thạch Khê.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem